BẢN TIN VALOMA THÁNG 7/2023

1. SỰ KIỆN NỔI BẬT

Nhớ về ngày thành lập VALOMA.

Tháng 7/2021, những tin tức về việc phong tỏa nhằm chống dịch Covid-19 tại TPHCM làm người dân Hà Nội thấp thỏm. Khả năng Hà Nội áp dụng phong tỏa là rất lớn, câu hỏi chỉ là khi nào. Trong thời gian đó, mọi sinh hoạt ở Hà Nội vẫn diễn ra bình thường.

Trước đó, ngày 30/4/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA). Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, trong vòng 90 ngày kể từ khi được phép thành lập, Ban Vận động phải tổ chức Đại hội lần đầu tiên. Đại hội này có ý nghĩa rất quan trọng, vừa để công bố, ra mắt Hiệp hội, vừa để thông qua Điều lệ, Phương hướng hoạt động và bầu ra bộ máy lãnh đạo Hiệp hội trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Sau khi có Quyết định số 568/QĐ-BNV, Ban Vận động thành lập VALOMA đã khẩn trương tiến hành các cuộc họp trù bị để phân công các công việc cần thiết. Ngày tổ chức Đại hội được ấn định là 24/7/2021, vào ngày Thứ Bảy để các đại biểu tiện thu xếp tham dự. Đây cũng là mốc gần cuối của khoảng thời gian 90 ngày, để tận dụng tối đa số thời gian cho phép nhằm chuẩn bị kỹ càng cho Đại hội.

Các cuộc họp đều được tổ chức theo hình thức trực tuyến, vừa để tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc, vừa để các anh chị em ở các tỉnh thành khác nhau có thể tham gia. Cuộc họp trù bị đầu tiên được tổ chức vào ngày 7/5/2021, chỉ một tuần sau khi có Quyết định số 568/QĐ-BNV. Các cuộc họp trù bị sau đó được tổ chức vào ngày 21/5, 4/6, 14/6, 25/6. Cuộc họp trù bị cuối cùng (lần thứ 6) được tổ chức vào ngày 19/7.

Công tác văn kiện, công tác nhân sự, công tác hậu cần… đều được hoàn thiện dần, hướng đến ngày này. Anh chị em đều háo hức vì ngày tổ chức Đại hội cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu giữa các trường, các doanh nghiệp. Một số anh chị em phía Nam đã dự kiến bay ra Hà Nội để tham dự.

Đến đầu tháng 7, tình hình dịch bệnh căng thẳng ở TPHCM cho thấy khả năng tổ chức Đại hội như bình thường sẽ rất khó. Các đại biểu phía Nam không thể ra dự Hội nghị. Hà Nội dù vẫn cho phép tập trung, nhưng các sự kiện phải giảm quy mô. Ban Trù bị tổ chức Đại hội phải tính đến phương án tổ chức Đại hội theo hình thức hạn chế. Theo đó, các đại biểu không thể tiến hành bỏ phiếu trực tiếp như tại Đại hội thông thường nên cần có phương án khẩn trương xây dựng phương thức bỏ phiếu trực tuyến.

Trước thời điểm tổ chức Đại hội một tuần, đã có những ý kiến về việc có nên hoãn, lùi ngày tổ chức Đại hội. Cùng với đó, có thông tin đơn vị đăng cai địa điểm tổ chức Đại hội là Trường đại học Kinh tế quốc dân có ca nhiễm F0 nên trường bị phong tỏa, không thể tiếp tục đăng cai Đại hội.

Trong bối cảnh đó, cuộc họp trù bị ngày 19/7 đã bàn bạc và đưa ra một số quyết định quan trọng. Xét tình hình dịch bệnh Covid-19 chưa có khả năng giảm bớt trong thời gian tới, cuộc họp đề xuất giữ nguyên thời điểm tổ chức Đại hội vào 8h sáng ngày 24/7/2021. Với tinh thần trách nhiệm cao, Trường đại học Giao thông vận tải đã nhận đăng cai Đại hội thay Trường đại học Kinh tế quốc dân. Cuộc họp cũng thống nhất tổ chức Đại hội chủ yếu theo hình thức trực tuyến, chỉ có khoảng 20 đại biểu tham dự trực tiếp tại địa điểm đăng cai để điều hành Đại hội và thực hiện các thủ tục cần thiết của Đại hội.

20 đại biểu này đã được lựa chọn kỹ càng, bao gồm 3 thành viên Đoàn Chủ tịch, 8 khách mời từ Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia. Còn lại là các nhân sự trong Tổ Thư ký, Tổ Bầu cử và những người trực tiếp làm công tác hậu cần, tổ chức.

Là người tham gia, theo sát hỗ trợ cho Ban Vận động thành lập Hiệp hội và Ban Trù bị tổ chức Đại hội, tôi đã hình dung rất nhiều về kịch bản Đại hội cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh. Chương trình Đại hội vẫn sẽ có những bước không thể bỏ qua, đó là chào cờ, công bố và trao Quyết định cho phép thành lập Hiệp hội, phát biểu chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước và phát biểu chúc mừng của các Hiệp hội bạn, thảo luận và thông qua Điều lệ và Chương trình hoạt động của Hiệp hội, bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức danh lãnh đạo Hiệp hội, ký Thỏa thuận hợp tác với các Hiệp hội bạn… Nhưng trong bối cảnh Đại hội tổ chức trực tuyến, một số tham gia trực tiếp thì các khâu cần phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo tính trang nghiêm của Đại hội, trong khi các nội dung của Đại hội vẫn được truyền đạt đầy đủ. Vai trò của bộ phận kỹ thuật là rất quan trọng.

Cuối giờ chiều ngày 23/7/2021, tôi đến Trường đại học Giao thông vận tải, cùng thầy Nguyễn Thanh Chương, cô Trịnh Thị Thu Hương, cô Nguyễn Thị Vân Hà và một số anh chị em rà soát lại những khâu cuối cùng chuẩn bị cho Đại hội ngày mai. Mọi việc đã tạm ổn.

23h đêm, Bản tin Thời sự cuối ngày của VTV đưa tin Hà Nội quyết định áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, hiệu lực ngay từ 6h sáng mai. Dù đã chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra, tin đó vẫn đem đến một cảm giác tê buốt! Tại sao lại là ngày mai, tại sao lại là 6h sáng chứ không phải 12h trưa. Có cảm giác như công sức chuẩn bị trong suốt những ngày tháng qua sắp sửa trôi tuột đi mất.

Anh em sốt ruột hỏi tôi, có nên hoãn Đại hội hay không. Thực sự, trong bối cảnh dịch bệnh thế này thì Đại hội không tổ chức được đúng thời hạn 90 ngày cũng không cơ quan nào nỡ trách. Nhưng Hiệp hội cần có bộ máy, con dấu, tài khoản để triển khai hoạt động càng sớm càng tốt.

Trao đổi với vài anh chị em, chúng tôi quyết định vẫn giữ nguyên kế hoạch tổ chức Đại hội, nhưng theo phương thức trực tuyến hoàn toàn. Như vậy thì ngay cả các khách mời cũng không đến địa điểm tổ chức trực tiếp nữa. Rất tiếc, vì các thủ tục như công bố Quyết định, trao hoa chúc mừng, ký MOU như vậy cũng giảm ý nghĩa hoặc không thực hiện được. Nhưng không còn cách nào khác.

8h30 sáng Thứ Bảy 24/7/2021, Đại hội lần thứ I Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đã diễn ra theo đúng kế hoạch, hoàn toàn trên môi trường trực tuyến. Các bước tổ chức Đại hội được tiến hành theo đúng trình tự, các đại biểu, khách mời tham dự Đại hội đầy đủ, mặc dù việc Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 cũng làm một số đại biểu phải bận rộn thêm vì xử lý những việc liên quan.

Đến khoảng 11h50, Đại hội kết thúc. Giây phút chào cờ kết thúc Đại hội, đứng nghiêm trong phòng một mình, nhưng tôi cảm nhận như đang cùng nhịp đập với bao con tim của các đại biểu, những người tràn đầy khát khao và đang mong chờ Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam ra đời để tạo ra bước chuyển mình đột phá cho công tác đào tạo nhân lực ngành logistics trong thời gian tới.

Rà soát công tác chuẩn bị Đại hội chiều 23/7/2021.

Chương trình Đại hội thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam, tổ chức theo hình thức trực tuyến sáng 24/7/2021.

Các đại biểu tham dự Đại hội theo hình thức trực tuyến.

Các đại biểu tham gia biểu quyết, thông qua Điều lệ và Chương trình hoạt động của Hiệp hội.

Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội được đề cử và bầu cử theo hình thức trực tuyến.

TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát biểu chào mừng Đại hội.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, phát biểu chúc mừng Đại hội.

2 TUỔI – VALOMA đã làm được những gì?

Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) được Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 568/QĐ-BNV ngày 30/04/2021 với mục tiêu trở thành nơi hội tụ để lan tỏa nhanh hơn, rộng hơn và hiệu quả hơn những tri thức hiện đại, kinh nghiệm phong phú và công nghệ tiên tiến trong công tác đào tạo nhân lực trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Ngày 24/7/2021, Lễ ra mắt và Đại hội lần thứ nhất Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của gần 300 đại biểu đã chính thức đánh dấu sự ra đời của VALOMA.

Sau 02 năm thành lập, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đã tổ chức 59 sự kiện, chương trình bổ ích, thiết thực cho cả 3 đối tượng hội viên là các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và hội viên cá nhân. Hãy cùng nhìn lại thành quả trong 2 năm vừa qua của VALOMA qua những con số thống kê dưới đây.

Năm 2021, trong 6 tháng kể từ khi thành lập, VALOMA đã tổ chức 08 sự kiện tại 03 địa điểm là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hưng Yên; trong đó có 02 hội thảo, 02 tọa đàm, 01 chuyến khảo sát doanh nghiệp và các sự kiện khác. Cụ thể bao gồm: Lễ ra mắt và Đại hội lần thứ nhất Hiệp hội tại Hà Nội (24/7/2021), chương trình Hiến máu tình nguyện Nhiệt huyết VALOMA lần thứ nhất (02/10/2021), chương trình tọa đàm “Khởi nghiệp cùng Logistics (02/11/2021) và toạ đàm với Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp về đào tạo ngành LSCM (25/12/2021), Hội thảo chuyên đề Đào tạo thực hành theo mô hình COE (16/11/2021) và Hội thảo khoa học thường niên về Logistics và Chuỗi cung ứng Việt Nam (23/11/2021), Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam (12/12/2021).

Năm 2022, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đã tổ chức 23 sự kiện tại 7 tỉnh, thành phố trong cả nước như: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Trà Vinh…; trong đó có 05 tọa đàm, 01 hội thảo, 03 chuyến khảo sát doanh nghiệp cùng nhiều sự kiện khác. Cụ thể bao gồm: Lễ ra mắt mạng lưới CLB Logistics sinh viên Việt Nam (25/01/2022); Hội nghị Ban Chấp hành về triển khai kế hoạch hoạt động năm 2022 (19/02/2022); chuyến khảo sát kho U&I Logistics tại Bình Dương và kho BW tại Thành phố Hồ Chí Minh (22/1/2022), VALOMA hỗ trợ Đại học Đại Nam đi trải nghiệm thực tế tại cảng TC-HICT (11/05/2022) và chuyến đi khảo sát kho lạnh Robot AJ Total cho hội viên (01/10/2022);

Chương trình Hiến máu tình nguyện Nhiệt huyết VALOMA lần thứ hai (16/04/2022) và lần thứ ba (12/11/2022); chương trình tọa đàm với trường Đại học Đại Nam về “Chia sẻ kinh nghiệm phương pháp tổ chức hoạt động đào tạo gắn với trải nghiệm thực tiễn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh quốc tế” (19/04/2022), chương trình tọa đàm với Đại học Thủ Dầu Một về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo gắn với trải nghiệm thực tiễn” (07/05/2022),…; VALOMA thăm và làm việc với trường Đại học Phenikaa (01/10/2022); Lễ khai mạc VALOMA CONFEST 2022 (09/10/2022); Hội thảo “Cập nhật xu hướng phát triển công nghệ trong ngành logistics: đào tạo và thực tiễn” (09/10/2022); Chung kết cuộc thi Tài năng trẻ Logistics 2022 (27/11/2022); Hội nghị ra mắt Chi hội khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và kết nạp Hội viên mới của Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (04/12/2022);…

Sự kiện ngày 23/01/2022, Mạng lưới Câu lạc bộ Logistics sinh viên Việt Nam (LCN) đã chính thức được ra mắt dưới hình thức online thông qua nền tảng Zoom và livestream trực tiếp trên fanpage của Mạng lưới (facebook.com/lcn.vn). Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời của LCN và nhận được đông đảo sự quan tâm của các Bộ ngành, doanh nghiệp, giảng viên cùng sinh viên trên khắp cả nước.

Năm 2023, trong 2 quý đầu năm, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đã tổ chức 28 sự kiện tại 09 tỉnh, thành phố trong cả nước như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu,…; trong đó có 04 tọa đàm, 05 chuyến khảo sát doanh nghiệp, 01 hội thảo, các chuyến thăm và làm việc tại các trường đại học trên cả nước cùng nhiều sự kiện khác. Cụ thể bao gồm: VALOMA thăm và làm việc tại trường Cao đẳng cơ điện Phú Thọ ( 07/01/2023), VALOMA thăm và làm việc tại trường Đại học Sao Đỏ (11/02/2023), VALOMA thăm và làm việc tại trường Đại học Mở TP.HCM (13/02/2023),…;

Hội viên VALOMA thăm T&Y SuperPort Vĩnh Phúc trước giờ đi vào hoạt động (09/01/2023), Hội viên VALOMA thăm quan kho lạnh của AJ Total Việt Nam (11/02/2023), VALOMA tổ chức cho mạng lưới CLB Logistics sinh viên Việt Nam đi khảo sát doanh nghiệp (25/03/2023),…; Sự kiện U&I Logistics Meetup với chủ đề “Logistics – Chia sẻ và Kết nối” (16/02/2023); Trưởng ban Đào tạo VALOMA tham luận tại Hội nghị Phát triển Logistics Quảng Ninh ( 04/03/2023); Lễ trao tặng Quỹ Học bổng VALOMA – U&I Logistics đồng hành cùng quỹ học bổng VALOMA (16/03/2023); chương trình “Gặp mặt mùa xuân 2023” (19/03/2023); Lễ công bố Hội viên VALOMA và tổ chức tọa đàm “Logistics và nhu cầu nhân lực Logistics của Việt Nam trong môi trường kinh doanh số” (22/04/2023), chương trình tọa đàm “Sinh viên khởi nghiệp cùng logistics” (03/06/2023), chương trình tọa đàm “Báo chí với công tác phát triển nhân lực logistics” (17/06/2023),…; Hội thảo E-Commerce Boom: Key For Logistics Development (06/05/2023); chương trình Hiến máu tình nguyện Nhiệt huyết VALOMA lần thứ tư (06/05/2023); chương trình “Diễn đàn hoàn tất đơn hàng 2023”(21/07/2023);…

2. HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI

Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Thương mại (Đà Nẵng).

Ngày 13 tháng 7 năm 2023, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam – ông Trần Thanh Hải cùng đại diện các trường và doanh nghiệp hội viên đã tới thăm và làm việc cùng Trường Cao đẳng Thương mại (Đà Nẵng) nhằm mục đích trao đổi về chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Trường.

Tham dự buổi làm việc, về phía Trường Cao đẳng Thương mại (Đà Nẵng) có sự tham dự của TS. Nguyễn Tri Vũ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường, TS. Võ Hồng Sơn – Hiệu trưởng cùng các thầy cô là Trưởng/phó các Khoa, Bộ môn. Về phía VALOMA có sự tham dự của ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đồng thời là Chủ tịch danh dự VALOMA; bà Cao Cẩm Linh – Trưởng Ban Nghiên cứu. Về phía các hiệp hội bạn có bà Phạm Thị Lan Hương – Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA) và ông Trần Văn Phương – Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA).

Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Tiến Đà – Trưởng Bộ môn Xuất nhập khẩu – Logistics cho biết Trường Cao đẳng Thương mại xác định rõ ràng hai phân khúc đào tạo chính là hàn lâm và tác nghiệp. Trong đó, phân khúc đào tạo tác nghiệp đang được đặc biệt quan tâm và thu hút được người học tốt hơn, nhất là đối với ngành Logistics. Nhà trường có lợi thế trong đào tạo tác nghiệp khai truyền hải quan và xuất nhập khẩu. Trong thời gian tới, Nhà trường mong muốn được trở thành hội viên của các hiệp hội nghề nghiệp, trong đó có logistics để có thể kết nối với cơ sở đào tạo khác và doanh nghiệp trong ngành.

Cũng tại buổi làm việc, bà Cao Cẩm Linh – Trưởng Ban Nghiên cứu VALOMA đề xuất Nhà trường tham gia Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam. Khi trở thành Hội viên, Nhà trường có cơ hội phối hợp với Ban Nghiên cứu và các ban chuyên môn khác của VALOMA để tổ chức tổ chức khóa online đào tạo về XNK, thủ tục hải quan, các thông tư, nghị định mới. Cán bộ giảng viên của Nhà trường cũng có thể tham gia viết giáo trình, chuyên khảo, tham khảo chuyên sâu về tác nghiệp như: nghiệp vụ XNK, nghiệp vụ hải quan cùng với các thầy cô của Hiệp hội, tham gia đấu thầu đề tài NCKH các cấp và các dự án của doanh nghiệp.

Buổi làm việc giữa Trường Cao đẳng Thương mại (Đà Nẵng) và VALOMA đã kết thúc tốt đẹp. Hiệp hội cam kết đồng hành kết nối, hỗ trợ Nhà trường trong quá trình giảng dạy, kết nối thực tập thực hành giữa sinh viên và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và sau khi ra trường.

VALOMA phối hợp cùng VECOM, Cục TMĐT và Kinh tế số tổ chức Diễn đàn Hoàn tất đơn hàng 2023

Ngày 21 tháng 07 năm 2023 tại Hà Nội: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức Diễn đàn Hoàn tất đơn hàng 2023 – Hướng tới Thương mại điện tử Xanh với sự tham gia của trên 300 đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo và các doanh nghiệp thương mại điện tử, logistics, hoàn tất đơn hàng. 

Chủ đề chính của Diễn đàn Hoàn tất đơn hàng 2023 là  “Hướng tới Thương mại điện tử Xanh”. Tại Diễn đàn các diễn giả từ nhiều lĩnh vực khác nhau đã trao đổi về chiến lược phát triển thương mại điện tử bền vững, tối ưu hoá hoạt động logistics bảo vệ môi trường, kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn và hàm ý cho thương mại điện tử, chiến lược phát triển bưu chính bền vững, xây dựng hệ sinh thái logistics bền vững cho thương mại điện tử, Xanh hóa Logistics – Hướng đi quan trọng cho phát triển bền vững, trao đổi các chính sách, giải pháp để dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng xanh hơn trong giai đoạn tới. 

Diễn đàn Hoàn tất đơn hàng 2023 – Hướng tới thương mại điện tử Xanh là sự kiện quy mô lớn đầu tiên gợi mở các hoạt động ở tầm chính sách vĩ mô lẫn các giải pháp cụ thể ở quy mô doanh nghiệp nhằm đưa thương mại điện tử Việt Nam từ giai đoạn phát triển nhanh tới một giai đoạn phát triển bền vững.

 3. TIN TRONG NƯỚC 

Việt Nam mong muốn FIATA hỗ trợ phát triển logistics “đi sau về trước”

Chiều ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Ivan Petrov, Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA), ông Stéphane Graber, Tổng Giám đốc FIATA, các Lãnh đạo Liên đoàn và Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhân dịp đoàn công tác của FIATA tới Việt Nam tham dự Chuỗi Hội nghị quốc tế quan trọng hàng năm lĩnh vực logistics thế giới gồm FIATA RAP, AFFA Mid-Year Conference và Hội nghị UNESCAP tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 13 – 15/7.

Tại buổi gặp gỡ giữa đoàn FIATA và VLA với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng đã cảm ơn FIATA trong thời gian qua đã luôn là cầu nối quan trọng góp phần thúc đẩy hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics trên thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển ngành logistics, qua đó giảm chi phí, giá thành, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ.

Thủ tướng cho biết hiện nay Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế thực chất và hiệu quả, trong đó có logistics. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành logistics còn chưa theo kịp thế giới, chi phí logistics còn cao so với mức trung bình của thế giới. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam cần hợp tác với FIATA để được tham vấn cơ chế phát triển logistics Việt Nam “đi sau về trước” theo kịp thời đại, theo kịp xu thế chung của thế giới và quan trọng nhất giúp giảm chi phí, tạo giá thành thấp cho sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Thủ tướng cũng cho biết Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển ba đột phá chiến lược bao gồm về hạ tầng để góp phần giảm chi phí logistics, nhất là về hạ tầng giao thông, hạ tầng số. Bên cạnh đó là đột phá liên quan đến cải cách thủ tục hành chính và đào tạo nguồn nhân lực, đột phá về thể chế tạo thuận lợi cho hội nhập phát triển.

Chia sẻ về hệ thống cảng biển của Việt Nam, Thủ tướng cho biết một số hệ thống cảng lớn như Cái Mép – Thị Vải, Lạch Huyện, Cần Giờ được nhiều nhà đầu tư quan tâm.Việt Nam đang hình thành đội tàu và hình thành đội ngũ nhân lực logistics chuyên nghiệp.

Chủ tịch FIATA Ivan Petrov chia sẻ với Thủ tướng về những ấn tượng thực tế trong sự phát triển của logistics vào kinh tế Việt Nam, đặc biệt như tại thành phố cảng Hải Phòng, ông đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực logistics tại Việt Nam và tầm nhìn, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này có nhiều điểm tương đồng với tầm nhìn của FIATA. FIATA mong muốn tăng cường hợp tác, hỗ trợ với Việt Nam.

Thông tư 33/2023/TT-BTC Quy định mới về xuất xứ hàng hoá sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023

Ngày 31/5/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BTC với nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu thay thế các quy định cũ tại các Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 62/2019/TT-BTC, Thông tư số 47/2020/TT-BTC và Thông tư số 07/2021/TT-BTC. Những thay đổi tại Thông tư số 33/2023/TT-BTC nhằm hướng đến việc mở rộng quyền cho người khai hải quan, tạo thuận lợi cho việc sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để hưởng ưu đãi thuế quan.

Theo báo cáo của Ban Hải Quan và Thuận lợi hóa thương mại, các quy định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu Thông tư 33/2023/TT-BTC so với Thông tư 38/2018/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Thông tư 62/2019/TT-BTC) đã có một số điểm mới như:

  • Không quy định bắt buộc phải nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong khi đó, chỉ có trường hợp Hệ thống xử lý này chưa đáp ứng được thì người khai hải quan mới được gửi hồ sơ giấy đến Tổng cục Hải quan.
  • Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong việc khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CNXXHH) xuất khẩu bằng các quy định mới cụ thể như: nêu ra rõ quy trình và cách khai báo, cho phép DN được quyền chỉnh sửa hoặc khai bổ sung trong trường hợp chưa khai hoặc khai chưa đúng, DN không cần nộp bản sao giấy CNXXHH, quy định thời hạn bổ sung chứng từ dài hơn, quy định chi tiết hơn về đặc điểm của các lô hàng đưa từ kho ngoại quan vào nội địa mà dùng chung một chứng từ CNXXHH.
  • Ngoài ra, văn bản mới bổ sung thêm trường hợp DN nhập khẩu vượt quá số lượng, trọng lượng ghi trên chứng từ CNXXH ban đầu thì được bổ sung thêm chứng từ CNXXHH cho phần hàng vượt quá đó với điều kiện phải phù hợp. Tại Phụ lục các mặt hàng phải nộp CNXX cho cơ quan Hải Quan tại thời điểm làm thủ tục Hải Quan, Thông tư mới đã thay thế Phụ Lục II ở Thông tư cũ bằng Phụ lục V.

Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII vừa thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển xếp, dỡ hàng hóa và các doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng container qua cảng Cửa Lò.

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Nghệ An, ngày 7/7/2023 tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển vận chuyển container quốc tế và nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu vận chuyển bằng container đi và đến cảng Cửa Lò.

Cụ thể, tỉnh Nghệ An sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ hãng tàu biển vận chuyển container quốc tế thực hiện việc làm hàng tại cảng Cửa Lò với mức cao nhất 300 triệu đồng/chuyến cập cảng.

Đối với hãng tàu biển vận chuyển container nội địa (bao gồm trung chuyển qua các cảng quốc tế) thực hiện việc làm hàng tại cảng Cửa Lò (trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh) với tần suất tối thiểu hai chuyến cập cảng/tháng được hỗ trợ 100 triệu đồng/chuyến cập cảng.

Tỉnh Nghệ An cũng quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu vận chuyển bằng container đi và đến tại cảng Cửa Lò. Theo đó, đối với container 20 feet được hỗ trợ 600 ngàn đồng/container; container 40 feet được hỗ trợ 1 triệu đồng/container.

Tại Nghị quyết, tỉnh Nghệ An đề nghị các hãng tàu biển, doanh nghiệp thuộc diện hưởng chính sách làm hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An hoặc nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Nghệ An.

Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam lấy ý kiến các cơ quan liên quan, quyết định chi trả kinh phí hỗ trợ cho hãng tàu biển, doanh nghiệp. Trong trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam sẽ thông báo bằng văn bản cho hãng tàu biển, doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.

Nghị quyết này của tỉnh Nghệ An sẽ được triển khai trong vòng 2 năm kể từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2025.

Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII vừa thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển xếp, dỡ hàng hóa và các doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng container qua cảng Cửa Lò.

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Nghệ An, ngày 7/7/2023 tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển vận chuyển container quốc tế và nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu vận chuyển bằng container đi và đến cảng Cửa Lò.

Cụ thể, tỉnh Nghệ An sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ hãng tàu biển vận chuyển container quốc tế thực hiện việc làm hàng tại cảng Cửa Lò với mức cao nhất 300 triệu đồng/chuyến cập cảng.

Đối với hãng tàu biển vận chuyển container nội địa (bao gồm trung chuyển qua các cảng quốc tế) thực hiện việc làm hàng tại cảng Cửa Lò (trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh) với tần suất tối thiểu hai chuyến cập cảng/tháng được hỗ trợ 100 triệu đồng/chuyến cập cảng.

Tỉnh Nghệ An cũng quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu vận chuyển bằng container đi và đến tại cảng Cửa Lò. Theo đó, đối với container 20 feet được hỗ trợ 600 ngàn đồng/container; container 40 feet được hỗ trợ 1 triệu đồng/container.

Tại Nghị quyết, tỉnh Nghệ An đề nghị các hãng tàu biển, doanh nghiệp thuộc diện hưởng chính sách làm hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An hoặc nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Nghệ An.

Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam lấy ý kiến các cơ quan liên quan, quyết định chi trả kinh phí hỗ trợ cho hãng tàu biển, doanh nghiệp. Trong trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam sẽ thông báo bằng văn bản cho hãng tàu biển, doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.

Nghị quyết này của tỉnh Nghệ An sẽ được triển khai trong vòng 2 năm kể từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2025.

Lạng Sơn nghiên cứu triển khai cửa khẩu thông minh, đẩy nhanh thông quan với Trung Quốc

Ngày 26/6/2023, UBND tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã cùng thống nhất ký Thỏa thuận khung về thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh Việt Nam – Trung Quốc.

Theo đó, hai bên đồng ý cùng thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Tân Thanh (Việt Nam) – Pò Chài (Trung Quốc).

Tại cuộc họp, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã tập trung thảo luận, đề xuất lộ trình, các bước triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh; các đại biểu đều cơ bản đề xuất hướng đến lựa chọn triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh theo phương thức vận chuyển bằng xe tự hành AGV trên mặt đất.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh là phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ cũng như của tỉnh Lạng Sơn, phù hợp với mục tiêu Chương trình chuyển đổi số quốc gia và của tỉnh Lạng Sơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả, giải quyết được vấn đề ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là thời kỳ cao điểm.

Tuy nhiên việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh là một vấn đề mới, vì thế sẽ có nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện liên quan đến thủ tục pháp lý, quy hoạch, hạ tầng cửa khẩu…

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan thông qua công tác ngoại giao, cần tiếp tục gặp gỡ, trao đổi với phía Quảng Tây, Trung Quốc, tổ chức đoàn công tác đi khảo sát thực tế mô hình cửa khẩu thông minh đã được phía bạn triển khai thành công; bên cạnh đó, thực hiện xin ý kiến các cấp có thẩm quyền về việc thực hiện thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh; triển khai các bước theo quy định thành lập Tổ công tác để nghiên cứu triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh.

4. TIN TỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Vận chuyển hàng hóa đường sắt H1 Trung Quốc – Châu Âu phục hồi sau khi giảm khối lượng vận chuyển bằng đường biển.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung Quốc – Châu Âu đã tăng trở lại trong năm nay, tăng 30% trong nửa đầu năm 2022 và sáu tháng sau khi Nga là yếu tố duy nhất ngăn chặn sự sụt giảm lưu lượng.

Đường sắt Trung Quốc – Châu Âu Express đã xử lý hơn 936.000 teu từ tháng 1 đến tháng 6, trên khoảng 8.641 dịch vụ, tương ứng với mức tăng 30% và 16% so với cùng kỳ năm ngoái, khi khối lượng phục hồi sau giai đoạn khó khăn kết thúc vào năm 2022.

Những cải tiến này trái ngược hoàn toàn với vị trí của đường sắt Trung Quốc vào đầu năm, chỉ có nhu cầu đường sắt trong nước của Nga ngăn chặn sự sụp đổ của giá cước Trung Quốc-Châu Âu.

Vào thời điểm đó, các nhà khai thác đường sắt Trung Quốc thấy mình phải cạnh tranh với giá vận tải đường biển “rẻ như cho” khiến nhiều khách hàng lựa chọn các tuyến đường biển chậm hơn nhưng ít tốn kém hơn.

Các chủ hàng Nga không còn khả năng vận chuyển đường biển đã chuyển sang tìm nguồn cung ứng hàng hóa từ Trung Quốc. Chính nhu cầu này đã cho phép các dịch vụ đường sắt của Trung Quốc giữ giá cao cho nhu cầu của Châu Âu.

Việt Nam có vị trí địa lý rất gần so với Trung Quốc, hiện tại kênh kết nối bằng đường bộ giữa các vùng sản xuất của Việt Nam với Trung Quốc đã rất tốt nhưng cần đặc biệt quan tâm và phát triển tuyến đường sắt Việt Nam – Trung Quốc. Việc đầu tư tuyến đường sắt liên vận kết nối sang Trung Quốc và Châu Âu, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường lớn này sẽ càng thuận lợi, nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

UWL đang dự định tăng gấp đôi dịch vụ xuyên Thái Bình Dương với Swire mở rộng.

Tuyến vận chuyển nhanh Sun Chief Express, giữa Đông Nam Á và Hoa Kỳ, được UWL khai trương vào năm ngoái với Swire Shipping và vẫn đang trong quá trình mở rộng.

“Chúng tôi muốn đi qua Việt Nam hàng tuần”, chủ tịch UWL Duncan Wright nói. Được ra mắt vào tháng 4 năm ngoái, hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển kéo dài 25 ngày từ Việt Nam đến Seattle, hai tuần một lần từ Hải Phòng qua Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài hàng hóa từ Việt Nam, tuyến hướng Đông còn được vận chuyển từ Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Campuchia bằng tàu trung chuyển nhanh. Chuyến đi từ Phnom Penh mất 48 giờ đến Thành phố Hồ Chí Minh, nơi các tàu của Swire cập cảng thành phố, ngăn ngừa việc các sà lan di chuyển chậm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Wright cho biết, giao thương đến Hoa Kỳ chủ yếu là hàng may mặc, giày dép và đồ điện tử, nhưng khối lượng đồ nội thất cũng tăng lên. Ông cho biết thêm, tuyến hướng Tây đã trở thành hãng vận chuyển táo xuất khẩu lớn nhất từ Tây Bắc Thái Bình Dương đến Việt Nam vào năm ngoái.

Do đó, UWL đã bổ sung thêm một dịch vụ hàng lạnh Alaska, đảm bảo có sẵn hàng tại bốn thành phố ở đông nam Alaska: Ketchikan, Juneau, Petersburg và Sitka. UWL thậm chí đã bổ nhiệm giám đốc dịch vụ điện lạnh, Peter Vigil.

Vào tháng 12, World Group, công ty mẹ của UWL, đã mua lại Pacific Cascade, một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hạng nhẹ có trụ sở tại Bang Washington với danh mục đầu tư bao gồm vận chuyển hàng hóa, kho bãi, trung chuyển và thực hiện đơn hàng. Giám đốc điều hành của World Group – ông Fred Hunger, cho biết động thái này là một phần trong “tầm nhìn chiến lược nhằm tận dụng tây bắc Thái Bình Dương làm “hành lang vận chuyển” cho khách hàng của mình.

Ông Wright cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp vùng Trung Tây các chiến lược chuỗi cung ứng tiên tiến, bền vững để duy trì lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường. Ông tuyên bố, thời gian vận chuyển từ châu Á đến các điểm đến được bổ sung nhanh hơn từ bốn đến sáu ngày so với các dịch vụ khác.

Ban truyền thông Valoma.