BẢN TIN VALOMA THÁNG 1/2024

1. Sự kiện nổi bật

VALOMA góp ý hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, dịch vụ logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu. Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả to lớn của logistics, Đảng và Chính phủ đã chú trọng vào việc xây dựng và phát triển dịch vụ logistics trên cơ sở tận dụng các lợi thế, cơ hội và đưa dịch vụ logistics trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào cải thiện năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động và nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 24/01/2024, Hội thảo xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tại buổi Hội thảo, ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, sau 7 năm triển khai Quyết định 200/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, ngành logistics nói chung và năng lực hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp ở nước ta nói riêng đã có những bước tiến đáng kể.

Đặc biệt, hoạt động đào tạo nhân lực cho ngành logistics ngày càng được quan tâm phát triển, chương trình đào tạo nâng cấp theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, gắn với thực tế được thực hiện ở 3 cấp độ: (i) đại học và trên đại học; (ii) cao đẳng và trung cấp; (iii) đào tạo nghề ngắn hạn. Bên cạnh đó, các khóa đào tạo ngắn hạn cũng được các Bộ, ngành phối hợp cùng các hiệp hội tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân lực trong ngành dịch vụ logistics.

PGS, TS. Trịnh Thị Thu Hương – Phó Chủ tịch VALOMA góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phát triển logistics quốc gia vẫn còn một số tồn tại, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thẳng thắn, việc xây dựng khung khổ pháp lý, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng lành mạnh cho hoạt động logistics còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong triển khai thực tiễn, một số các quy định vẫn còn chồng chéo chưa phù hợp.

Dựa trên những kết quả đã đạt được và những khó khăn ở hiện tại, Chiến lược đặt mục tiêu năm 2030 đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ lớn gồm: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển logistics; Thứ hai, đổi mới quy hoạch, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển dịch vụ logistics theo hướng đồng bộ, hiện đại; Thứ ba, phát triển thị trường logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy liên kết vùng kinh tế, hành lang kinh tế, khu vực và quốc tế bảo đảm tăng trưởng bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng và xanh hoá các hoạt động dịch vụ logistics dựa trên nền tảng số; Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực logistics; Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao và phong cách cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp; Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức, tạo quyết tâm triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển logistics ở cả Trung ương và địa phương; Thứ bảy, nâng cao vai trò của các Hiệp hội trong lĩnh vực logistics và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi cung ứng hiện đại, phát triển các dịch vụ logistics giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

2. Tin trong nước

Khai trương hthng kho lnh quy mô ln ti Long An

Công ty Cổ phần Kho lạnh Kỷ Nguyên Mới (Hệ thống Kho lạnh NECS) đã thành công tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh, huyện Bến Đức, tỉnh Long An vào ngày 22/12/2023.

Ông Dương Minh Chánh, Tổng Giám Đốc NECS, khẳng định dự án là một trong những đầu tư lớn nhất trong thị trường kho lạnh Việt Nam. NECS tập trung vào công nghệ và quy trình quốc tế, hướng tới mục tiêu trở thành đối tác 3PL hàng đầu cả trong nước và quốc tế. Hệ thống kho NECS có quy mô và công nghệ hàng đầu Đông Nam Á, với tổng diện tích hơn 4.3 hecta và sức chứa lên đến 145,000 pallets cho cả hai giai đoạn. Giai đoạn 1 hoạt động với hơn 30,000 pallets, phục vụ hàng đông lạnh như thủy hải sản và thực phẩm với dải nhiệt độ từ -18 °C đến -20 °C. Hệ thống kho được trang bị công nghệ kệ tự động (ASRS) và phần mềm quản lý chuyên dụng, đảm bảo quy trình lưu trữ tự động, thông minh và chính xác.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, NECS đẩy mạnh đầu tư vào giai đoạn 2 và mở rộng dịch vụ kho mát và kho khô với dải nhiệt độ từ -18°C đến 25°C. Đồng thời, NECS mở rộng kho ngoại quan để giảm quá tải tại các cảng trọng điểm, hỗ trợ Việt Nam nâng cao khả năng xuất nhập khẩu sản phẩm đông lạnh. Kho giai đoạn 2 có sức chứa gần 115,000 pallets và 18,000 m2 sàn kho, nâng tổng sức chứa lên 145,000 pallets, đặt NECS làm đơn vị hàng đầu về sức chứa ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Với sự chú trọng vào công nghệ, NECS đầu tư hệ thống kệ tự động với 5 robot mỗi kho, đảm bảo năng suất xuất nhập nhanh chóng và ổn định. Chiều cao kho lên đến 40m và 20 tầng kệ, tối ưu hóa sức chứa. Ngoại việc nhập khẩu xe nâng, máy nén, băng tải tự động và giàn lạnh từ Châu Âu để đảm bảo hiệu suất, NECS còn tập trung vào các biện pháp xây dựng và vận hành thân thiện với môi trường. Toàn bộ hai giai đoạn của nhà kho sử dụng năng lượng mặt trời và đạt chứng chỉ xanh EDGE, giúp tiết kiệm nước và giảm phát thải.

NECS không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và ISO 9001:2015 về chất lượng và an toàn thực phẩm, mà còn đạt yêu cầu bảo quản hàng hóa khắt khe của thị trường xuất khẩu EU. Cam kết cung cấp giải pháp lưu trữ, bảo quản và vận chuyển hàng hóa tối ưu, NECS đặt mình ở vị thế độc đáo trong thị trường logistics. Mục tiêu của NECS không chỉ dừng lại ở việc làm kho lạnh, mà còn phát triển thành Trung tâm Logistics cung cấp các dịch vụ hoàn thiện. NECS tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Hệ sinh thái Logistics xanh – điểm tựa hậu cần vững chắc cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Viettel Post đưa robot tự hành vào chia chọn hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 17/1/2024, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã khai trương Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh. Theo đại diện Viettel Post, tổ hợp công nghệ chia chọn này mức tự động hóa cao, sử dụng robot tự hành chia chọn hàng hóa (robot AGV), hệ thống chia hàng lớn (Wheel Sorter Matrix) và hệ thống chia chọn dạng băng tải (Crossbelt Sorter).

Với hơn 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1,200 cổng chia, tổ hợp có công suất xử lý lên đến 1.4 triệu bưu phẩm/ngày, tăng 40% so với trước đây, giúp nâng mức chịu tải toàn hệ thống Viettel Post lên 4 triệu bưu phẩm/ngày, tương đương đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam. Tỉ lệ sai sót của tổ hợp gần như bằng 0, rút ngắn thời gian chuyển phát toàn trình từ 8-10 giờ, tăng 3.5 lần sản lượng. Nhờ tự động hoá, tổ hợp cũng giúp tối ưu 60% chi phí nhân sự.

Quản lý giám sát vận hành khu tổ hợp là hệ thống NOC theo dõi hành trình của từng đơn hàng thời gian thực. Hệ thống giám sát thông minh gồm công nghệ Digital Twin, camera AI, kiểm soát trạng thái của toàn bộ hệ thống thiết bị và hoạt động khai thác hàng hóa, phát hiện và cảnh báo về các hành vi bất thường, giúp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Hệ sinh thái logistics bao gồm phần mềm quản lý kho vận, hệ thống app/web, chuỗi giải pháp công nghệ chuyển phát giám sát trọng lượng, giám sát băng tải, khóa thông minh… đều được phát triển bởi đội ngũ 100% kỹ sư, chuyên gia người Việt, hoàn thiện trong hơn 6 tháng.

Trong khi đó, với các hệ thống có quy mô tương tự, các doanh nghiệp lớn trên thế giới mất khoảng 2 năm triển khai để có thể đưa vào sử dụng thực tế.

Ông Tào Đức Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nhấn mạnh việc vận hành Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam là bước đầu của quá trình xây dựng hạ tầng Logistic thông minh, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistic của khu vực và thế giới, tham gia thực hiện mục tiêu đến năm 2025, ngành Logistic sẽ đóng góp 5-6% vào GDP.

Tàu HAIAN ALFA – con tàu đóng mi hin đi và có ti trng ln nht trong đi tàu container Vit Nam hin nay

Chiều 28/12/2023, tại Cảng Hải An – Hải Phòng, Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã tổ chức Lễ đón tàu container 1,800 TEU đóng mới mang tên #HAIAN_ALFA. Đây là con tàu đầu tiên trong seri 4 tàu đóng mới mà Công ty đã ký kết với Nhà máy đóng tàu Hoàng Hải – Trung Quốc.

Tàu HAIAN ALFA sẽ được đưa vào khai thác tuyến Bắc Nam, góp phần đảm bảo tăng năng lực tuyến vận tải nội địa, mở rộng tuyến nội Á và tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác giữa Công ty với các đối tác lớn trên thế giới, đồng thời góp phần vào mục tiêu trẻ hóa cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và tiết giảm chi phí logistics tại Việt Nam.

Ông Vũ Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã nhận định “Lễ đón tàu đồng mới HAIAN ALFA không chỉ là sự kiện trọng đại của Công ty mà còn là dấu ấn lịch sử của ngành vận tải container Việt Nam, bởi tàu HAIAN ALFA là con tàu container đầu tiên của Việt Nam được đóng mới tại nước ngoài. Đây cũng là tàu container đóng mới hiện đại và tải trọng lớn nhất Việt Nâm hiện nay. Chúng tôi hy vọng rằng, sau khi đi vào hoạt động, tàu HAIAN ALFA sẽ mở ra cơ hội phát triển và cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài, đồng thời từng bước vươn tầm cho đội tàu vận tải container Việt Nam”.

3. Tin tức khu vực và thế giới

Căng thng Bin Đtác đng đến nn kinh tế toàn cu

Gần đây, lực lượng Houthi (Yemen) gia tăng tập kích tàu hàng đi qua Biển Đỏ sau khi chiến sự Israel – Hamas bùng phát hồi đầu tháng 10/2023. Họ tuyên bố hành động này nhằm bày tỏ đoàn kết với người Palestine tại Dải Gaza. Quân đội Mỹ và các đồng minh đã tăng cường an ninh hàng hải tại Biển Đỏ, nhưng các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn.

Các tàu container vì thế phải tránh đi qua kênh đào Suez – tuyến đường thủy nối châu Á với châu Âu và Mỹ. Điều này khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, kéo giá sản phẩm lên cao đúng thời điểm cả thế giới đang trong cuộc chiến chống lạm phát. Kênh đào Suez hiện đóng góp 10-15% thương mại toàn cầu và khoảng 30% khối lượng vận tải biển bằng container của cả thế giới.

Khi căng thẳng leo thang, giới phân tích nhận định kinh tế toàn cầu ít nhiều cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Reuters đưa tin hãng xe điện Tesla gần như dừng sản xuất tại nhà máy ở Đức, do các vụ tấn công khiến nguồn cung phụ tùng của họ bị gián đoạn. Volvo Car tuần tới cũng sẽ dừng sản xuất 3 ngày tại nhà máy ở Bỉ, để chờ nguồn cung.

Các hãng bán lẻ, như Ikea (Thụy Điển), Next (Anh), đã phát cảnh báo về việc giao hàng chậm trễ, thiếu hàng và chi phí vận chuyển bằng đường biển tăng. Hãng giày dép Crocs nói rằng hàng hóa của họ vận chuyển sang châu Âu có thể mất thêm hai tuần. Crocs đánh giá sự việc “chưa có tác động” lên việc kinh doanh của họ, nhưng vẫn sẽ theo dõi sát sao.

Tình hình vài tuần tới có thể còn tệ hơn, khi các tàu hàng gấp rút vận chuyển sản phẩm ra khỏi Trung Quốc, trước khi các nhà máy nước này nghỉ Tết Nguyên đán. “5 tuần trước Tết Nguyên đán sẽ là thời kỳ rất khó khăn với ngành vận tải”, Philip Damas – Giám đốc hãng tư vấn vận tải biển Drewry Supply Chain Advisors nhận định trên CNN.

Alibaba mở dịch vụ giao hàng theo nhóm tại Mỹ

Cainiao, chi nhánh hậu cần của Alibaba thông báo cung cấp dịch vụ giao hàng theo nhóm tại Mỹ. Đơn vị này cho biết dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới chủ yếu sẽ giúp ích cho người tiêu dùng Trung Quốc và sinh viên ở Mỹ, những người có xu hướng mua nhiều hàng hóa trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc.

Theo đó, nếu bưu kiện gửi qua đường hàng không, thời gian giao hàng có thể giảm năm ngày sau khi được gửi từ kho. Nếu đi đường biển, dịch vụ mới có thể giảm chi phí xuống mức thấp nhất là 12 nhân dân tệ (1.7 USD), tùy thuộc vào kích thước của bưu kiện.

Dịch vụ mới (được gọi là vận chuyển tổng hợp), bao gồm cả tuyến vận tải hàng không và đường biển, sẽ tiến hành thu thập các đơn đặt hàng trực tuyến trên nhiều nền tảng khác nhau trong một nhà kho trước khi vận chuyển chứng từ Trung Quốc. Trước đó, tại Mỹ, Cainiao đã cung cấp dịch vụ vận chuyển tổng hợp cho người mua hàng ở các thị trường khác ngoài Trung Quốc đại lục, bao gồm Hong Kong, Singapore và Australia.

Theo báo cáo của doanh nghiệp, Cainiao ghi nhận hơn 1.5 tỷ lượt giao bưu kiện thương mại điện tử xuyên biên giới trong năm tài chính tính đến tháng 3/2023. Đây cũng là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hàng đầu thế giới. Cainiao đặt mục tiêu huy động ít nhất một tỷ USD, tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Việc niêm yết này là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu toàn tập đoàn của Alibaba.

Giá du thô tăng đe dovn ti toàn cu

Hiện giá nhiên liệu diesel đang giảm mạnh kéo theo phụ phí nhiên liệu cũng thấp như món quà đầu năm mới cho chủ hàng. Giá dầu thô đang tăng, đe dọa ngành vận tải toàn cầu khiến giá nhiên liệu diesel giảm mạnh. Phụ phí nhiên liệu hiện đang thấp dưới 4 USD/gallon, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm trước. Trên đường cao tốc, giá dầu diesel trung bình giảm xuống $3.914 trong tuần lễ Giáng sinh, thấp hơn 62 cent so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lo ngại về việc giảm giá này kéo dài và liệu giá dầu diesel có thể giảm thêm không.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đà giảm giá dầu đến từ cuộc giảm giá mạnh mẽ vào cuối năm 2023, giảm gần 20% so với mức cao nhất tháng 9. Dự báo cho năm 2024 chỉ ra sự tăng nhẹ do cải thiện nhu cầu và cắt giảm sản lượng của OPEC. Tuy nhiên, nhà phân tích Phil Flynn cảnh báo về rủi ro từ nguồn cung và vận chuyển dầu, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Iran đang tăng cường thách thức, làm gia tăng áp lực và có thể đưa giá dầu lên cao. Giảm giá dầu cũng gặp rủi ro từ Venezuela, khi Tổng thống Maduro tuyên bố quyền sở hữu một khu vực khai thác dầu gần Guyana, đang gây lo lắng cho các công ty năng lượng và tăng chi phí kinh doanh.

Ngoài ra, những rủi ro khác năm 2024 liên quan đến các cuộc chiến ở Trung Đông và thậm chí có thể đến từ thay đổi chiến thuật của OPEC. Các nhà đầu tư lo lắng về khả năng OPEC tăng sản lượng và đẩy giá dầu xuống thấp hơn, khi nhóm này đã liên tục cắt giảm sản lượng trong năm qua.

Trong khi đó, ngành vận tải đường bộ đang đối mặt với thách thức chuyển đổi sang nhiên liệu thay thế. Các công nghệ mới như xe điện, hydro, khí tự nhiên nén (CNG), và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đều là lựa chọn, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, bao gồm cơ sở hạ tầng và chi phí. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, trong khi các công nghệ mới hứa hẹn, động cơ diesel sạch vẫn là lựa chọn thiết thực nhất trong tương lai gần.

Tóm lại, giảm giá dầu hiện tại mang lại lợi ích ngắn hạn cho ngành vận tải, nhưng những rủi ro liên quan đến nguồn cung, chiến tranh khu vực và sự không chắc chắn trong chiến lược của OPEC có thể đưa giá dầu trở lại cao vào tương lai.

4. Hoạt động kết nối

VALOMA tchc chuyn kho sát thc tế đu năm 2024 ti Nam Đnh

 

Ngày 13/1/2024, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) đã tổ chức chuyến đi khảo sát thực tế tại tỉnh Nam Định với hai địa điểm gồm Kênh đào Nghĩa Hưng và Công ty CP May Sông Hồng. Tham gia đoàn có ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Chủ tịch danh dự VALOMA; TS Hà Thị Thanh Thủy, Phó Trưởng Ban Hội viên; TS Nguyễn Thị Vân Hà, Trưởng Ban Truyền thông; TS Trần Thị Thu Hương, Phó Trưởng Ban Truyền thông, cùng các đại diện doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng phía Bắc.

Điểm tham quan đầu tiên của đoàn là Kênh đào Nghĩa Hưng, cụm công trình kênh nối sông Đáy và sông Ninh Cơ, với điểm nhấn là âu tàu được thiết kế cho phép tàu chở hàng trọng tải 2,000 tấn đầy tải và 3,000 tấn giảm tải lưu thông từ biển qua cửa Lạch Giang vào sông Ninh Cơ, sang sông Đáy và ngược lại một cách thuận tiện. Tại đây, Đoàn được trực tiếp lãnh đạo của Ban quản lý đón tiếp, giới thiệu và hướng dẫn tham quan công trình.

Với diện tích rộng và thiết kế hiện đại, công trình này đã đi vào hoạt động được gần 4 tháng và đem lại những kết quả tích cực, giúp tàu thuyền có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Bình, Ninh Phúc; từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, tối ưu hóa chi phí và thời gian cho vận tải đường thủy, đồng thời giảm gánh nặng cho đường bộ, giảm ô nhiễm môi trường.

Rời Kênh đào Nghĩa Hưng, đoàn VALOMA tiếp tục di chuyển đến tham quan Nhà máy May Sông Hồng 10 của Công ty CP May Sông Hồng. Công ty được thành lập năm 1988, là một doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty gồm: sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm may mặc và các sản phẩm chăn, ga, gối đệm với thương hiệu Sông Hồng và gia công sản phẩm cho các thương hiệu hàng đầu quốc tế. Tính đến nay, công ty đã trở thành một trong các doanh nghiệp dẫn đầu ngành với 12,000 lao động và 20 nhà máy đều đặt tại Nam Định.

Với diện tích gần 8 ha và trên 40 dây chuyền sản xuất may, dệt kim, dệt thoi, nhà máy được xây dựng theo tiêu chuẩn xanh, sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời đáp ứng khoảng 55% tổng lượng điện tiêu thụ trong sản xuất); buồng làm mát và sấy khô được hợp làm một; xử lý nước thải để tái sử dụng cho tưới cây xanh và nhà vệ sinh; hướng tới phát triển bền vững, xanh sạch cùng với các đối tác. Trong quá trình tham quan, đoàn được nghe giới thiệu và được chia sẻ về quy trình vận hành, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng của May Sông Hồng tại thị trường Việt Nam.

Trong chuyến khảo sát, đoàn VALOMA đã được chia sẻ những thành tựu và những khó khăn từ hai đơn vị. Đại diện Ban quản lý Kênh đào Nghĩa Hưng và đại diện Công ty CP May Sông Hồng đều cho rằng chất lượng đào tạo nhân lực logistics là yếu tố rất quan trọng để tạo nên đội ngũ nhân lực logistics lớn mạnh, đáp ứng đòi hỏi được doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, bởi vậy các doanh nghiệp đều sẵn sàng hỗ trợ VALOMA trong việc tăng cường kiến thức thực tế cho cả giảng viên và sinh viên trong thời gian tới.

Chuyến tham quan khép lại với nhiều cảm nhận thú vị từ các thành viên trong đoàn, đặc biệt là các giảng viên và các em sinh viên. Nhiều câu chuyện và các tình huống thực tế được chia sẻ từ phía đại diện các doanh nghiệp là những vốn kiến thức thực tiễn quý báu trang bị cho các giảng viên có thể vận dụng đưa vào bài giảng thêm trực quan, sinh động hơn, sát với thực tế hơn.

5. Hội viên mới

VALOMA kết np tchc trthành Hi viên Hip hi Phát trin nhân lc Logistics Vit Nam

Căn cứ quyết định số 002/QĐ-BCH ngày 23 tháng 1 năm 2024, chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics VALOMA – TS. Mai Xuân Thiệu đã ký quyết định về việc kết nạp tổ chức Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Hội viên Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam. Chúc mừng tổ chức.

Hy vọng trong thời gian tới, với tư cách là hội viên VALOMA, tổ chức sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho quá trình phát triển của Hiệp hội.

Ban Truyền thông VALOMA