1. SỰ KIỆN NỔI BẬT
VALOMA KẾT NỐI HỘI VIÊN VỚI HÃNG TÀU VSICO
Nhằm tăng cường kết nối các hội viên của Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA), sáng Thứ Bảy ngày 27/8/2022, Ban Hội viên đã tổ chức buổi làm việc giữa một số hội viên của Hiệp hội với Công ty Cổ phần Hàng hải VSCO tại Văn phòng Giao dịch của Công ty (35 Lê Văn Lương, Hà Nội).
Buổi làm việc có sự tham gia của ông Trần Thanh Hải (Chủ tịch danh dự VALOMA). Về phía VSICO có Ban Lãnh đạo và các đại diện nhân sự thuộc các bộ phận của Công ty cùng nhiều hội viên VALOMA đến từ các trường đại học và cao đẳng, các doanh nghiệp có đào tạo và kinh doanh trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Trong buổi làm việc, đại diện Lãnh đạo của VSICO, bà Nguyễn Thị Vân Hà và ông Lê Trọng Quân đã có những chia sẻ, trao đổi về một số nội dung về ngành hàng hải thế giới và ngành hàng hải Việt Nam, góp phần cung cấp thông tin toàn cảnh, sinh động về thị trường hàng hải thế giới, vị trí của đội tàu biển Việt Nam trong bản đồ đội tàu biển thế giới, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hãng tàu Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Văn Hà chia sẻ những vấn đề bất cập khi tuyển dụng nhân sự trên thực tế hiện nay mà các hãng tàu, trong đó có VSICO đang gặp phải và bày tỏ sự cần thiết của việc kết hợp giữa đào tạo lý thuyết tại nhà trường và đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Văn Hà bày tỏ: “VSICO sẵn sàng tiếp nhận sinh viên của các trường hội viên VALOMA đến thực tập tại doanh nghiệp dưới hình thức thực tập sinh”,
Buổi làm việc đã gợi mở ra cơ hội trong hợp tác giữa các cơ sở đào tạo về logistics và VSICO, cũng như cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics với VSICO. Với vai trò cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, trong thời gian tới, VALOMA sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối hội viên vì sự phát triển chung của ngành Logistics Việt Nam cũng như sự lớn mạnh của các hội viên VALOMA.
Nếu xét trên khu vực, châu Á – Thái Bình Dương là lãnh thổ dẫn đầu trong lĩnh vực logistics 4PL. Tiếp theo là Châu u và Bắc Mỹ, giữ thị phần cao nhất về doanh thu năm 2021, chiếm hơn 2% toàn thị trường này. Điều này có được là nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử ở các nền kinh tế mới nổi và việc tăng cường áp dụng các dịch vụ logistics thuê ngoài giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường logistics 4PL ở châu Á – Thái Bình Dương.
TÀI NĂNG TRẺ LOGISTICS VIỆT NAM 2022 – VIET NAM YOUNG LOGISTICS TALENTS
Viet Nam Young Logistics Talents là một cuộc thi uy tín, thường niên, và có quy mô toàn quốc với sứ mệnh nâng cao nhận thức, giá trị đào tạo cũng như tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics. Đây là cuộc thi do Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) chủ trì tổ chức, cùng với sự hỗ trợ của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương). Với mục đích giúp các sinh viên có niềm đam mê với logistics có thêm trải nghiệm, nâng cao kiến thức cũng như có cơ hội được tiếp xúc với các doanh nghiệp.
Để khởi động cho “Cuộc thi tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022″, ngày 27/8, Ban tổ chức Cuộc thi đã tổ chức “nformation Day – Ngày hội Thông tin” dưới hình thức trực tuyến nhằm giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến cuộc thi. Tại Information Day, bà Trịnh Thị Thu Hương, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại thương, Phó Trưởng ban tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: “Mục đích chính chúng tôi kỳ vọng tới đó là tạo ra một sân chơi thiết thực cho các bạn sinh viên đam mê lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Cuộc thi nơi sinh viên có những trải nghiệm thực tế, đến gần với doanh nghiệp hơn, có thể giải quyết các đề bài mà doanh nghiệp đưa ra chứ không chỉ là lý thuyết khi học ở nhà trường..” Trong ngày hội thông tin cũng diễn ra phần giao lưu, hỏi đáp sôi nổi của các bạn sinh viên.
Ngày hội Thông tin cũng đã được diễn ra thành công tốt đẹp với sự góp mặt của Ban Tổ chức, Nhà Tài trợ, Khách mời, Giảng viên đại diện các trường và toàn thể những khán giả đã tham gia và ủng hộ nhiệt tình cho chương trình. Những chia sẻ của các doanh nghiệp tài trợ, các thầy cô, cựu thí sinh và Ban Tổ chức đã tiếp thêm động lực giúp cho các bạn sinh viên định hướng rõ ràng về việc tham gia cuộc thi cũng như theo đuổi ngành Logistics như một đam mê sự nghiệp của mình.
VALOMA CÙNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐÓN TIẾP ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA CAMPUCHIA VỀ LOGISTICS
Ngày 15/08/2022, Trường Đại học Ngoại thương và VALOMA đón tiếp Đoàn công tác của Campuchia dẫn đầu bởi Ông PEN Boran-Thứ trưởng Bộ Giao thông Công chính Campuchia (MPWT) và các Đại diện đến từ Tổng cục logistics, Cục Đường bộ, Cục | Đường sắt, Cục Đường thủy nội địa của Campuchia và Đại diện Hiệp Hội phát triển nhân lục logistics VN (VALOMA) sang thăm và làm việc tại Trường.
Tại buổi tiếp đón Đoàn, PGS, TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã phát biểu chào mừng đoàn công tác Campuchia và mong muốn Nhà trường sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với Bộ Giao thông Công chính campuchia (MPWT) trong các dự án chuyên ngành và logistics và quản lý chuỗi cung ứng. PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương – Đại diện Hiệp Hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) cũng có bài trình bày về lịch sử hình thành, các hoạt động và thành viên của VALOMA. Tiếp đến là phần trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận giữa hai bên. Kết thúc buổi làm việc, cả ba bên đều thể hiện mong muốn trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác về lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ cũng như logistics và quản lý chuỗi cung ứng qua giao hai nước.
2. TIN TỨC TRONG NƯỚC
8 THÁNG ĐẦU NĂM VIỆT NAM XUẤT SIÊU ĐẠT GẦN 4 TỶ USD
Tình hình kinh tế 8 tháng đầu năm đạt được nhiều kết quả tích cực: Ổn định kinh tế vì mà được gia vững, lạm phát được kiểm soát, các căn đối lớn được bảo đảm CPI tính chung 8 tháng tăng 2,58%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-202.
Bảo đảm ổn định thị trường tiền duy trì mặt bằng lãi suất, tỉ giá hợp lý để kiềm chế lạm phát, thu ngân sách 8 tháng ước đạt 85,6% dự toán, tạo dư địa điều hành chính sách tài khóa, hỗ trợ chính sách tiền tệ. Xuất nhập khẩu tháng 8 ước tăng 17,3% so với cùng kỳ, nền kinh tế tháng 8 ước tính xuất siêu 2,42 tỷ USD, tính chung 8 tháng xuất siêu 3,96 tỷ USD.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khối sắc, nhiều ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi tốt, bảo đảm nguồn cung tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tiếp tục tăng, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 8 thắng đạt gần 150 nghìn doanh nghiệp, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước; biểu thị niềm tin mạnh mẽ của doanh nghiệp vào ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế nước ta. Điều hành tăng trưởng tín dụng chịu sức ép lớn để kiềm chế lạm phát, nhu cầu vay vốn để phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh tăng cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn trong tiếp cận vốn vay. Thu hút FDI gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu đối mặt với thách thức không nhỏ, thị trường bị thu hẹp khi kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Thị trường chứng khoản, trái phiếu doanh nghiệp, bắt động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dịch COVID-19 còn tiềm ẩn khả năng diễn biến phức tạp, có nguy cơ dịch chàng dịch”…
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế có xu hướng phục hồi, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, tuy nhiên, những khó khăn, thách thức phải đối mặt cũng rất lớn, do biến động về giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào,… nếu không có giải pháp điều hành, hỗ trợ kịp thời, có thể làm suy giảm tiềm năng phục hồi kinh tế, tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực, đời sống người dân.
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTICS GẮN VỚI VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO NÔNG NGHIỆP
Trong buổi họp bàn về phát triển hệ thống | logistics nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và | Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ngày 7/9, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế | biển và Phát triển thị trường nông sản chỉ ra các hạn chế chuỗi giá trị nông nghiệp của logistics | nông sản.
Chi phi logistics đang là một trong những điểm | nghẽn của việc gia tăng giá trị nông sản. Hiện nay, chi phí logistics trung bình cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam chiếm khoảng 20 – | 25% (Các nước trong khu vực chỉ từ 10 – 15%).
Trước đề xuất mô hình điểm logistics cộng đồng, Bộ trưởng NN & PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, khi giải quyết một vấn đề cần tiếp cận từ mọi góc nhìn một cách đồng bộ nhất.
“Logistics gồm phần cứng và hạ tầng, sẽ mất nhiều thời gian để tích hợp trong quy hoạch thương mại và giao thông vận tải. Do vậy, cần xác định việc gì có thể làm được luôn, làm ngay trong khả năng của ngành nông nghiệp thì nhanh chóng thực hiện trước. Doanh nghiệp đã bước đầu làm nhưng còn nhỏ lẻ, cần có chiến lược, cơ chế thông thoáng để tập hợp sức mạnh của họ”, Bộ trưởng Hoan phân tích. Đồng quan điểm với Bộ trưởng, Thứ trưởng NN&PTNT Trần Thanh Nam dẫn kinh nghiệm trong mô hình logistics nông nghiệp Thái Lan, chỉ ra, đề án của Thái Lan xác định rõ logistics gắn cho nông sản là gắn với nông dân và hợp tác xã với mục tiêu tăng doanh thu 300% trên năm và giảm chi phí sản xuất. Mô hình logistics cộng đồng tại nông thôn gắn với vùng nguyên liệu sẽ được xây dựng, gồm: (1) Văn phòng và sàn giao dịch điện tử, (2) kho lạnh hàng nông sản tươi, (3) kho lạnh hàng cô đặc, (4) kho khô, (5) bãi tập kết bốc dỡ container, (6) khu vực sơ chế đóng gói, (7) điểm kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa đầu vào đầu ra, ( kiot bán lẻ và không gian quảng bá sản phẩm cộng đồng, (9) cây xanh và công trình phụ trợ.
3. TIN TỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
DHL HỢP TÁC SINGAPORE AIRLINES TRIỂN KHAI MÁY BAY VẬN TẢI TỪ SINGAPORE ĐI MỸ
“Ông lớn” ngành chuyển phát nhanh cho biết sắp tới chuyên cơ vận tải Boeing 777 mới với sức chứa lên đến 102 tấn sẽ được đưa vào vận hành chuyên chở hàng hóa từ sân bay Changi Singapore, Chuyên cơ vận tải này do DHL và hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines (SIA) hợp tác vận hành.
Máy bay chở hàng da nông Boeing 777 được chọn trong lần hợp tác giữa hai doanh nghiệp lớn lần này là loại vận tải hai động cơ lớn. Hiệu suất hoạt động cao đủ điều kiện vận chuyển liên tục các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương với tầm xa trên 6.000 hải lý.
Bà Christy Reese, Phó giám đốc Tiếp thị và Kinh doanh Thương mại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Boeing cho biết trọng tài của Boeing 777 cũng cao hơn 20% so với các máy bay vận tải lớn khác như 747-400F. Với sức chứa tối đa 102 tấn, tàu bay này cho phép vận chuyển hàng tần hàng hóa mỗi dặm, đáp ứng nhu cầu gia tăng vận chuyển xuyên biên giỏi trên thị trường vận tải hàng không toàn cầu.
Chuyên cơ vận tải Boeing 777 thu hai dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 11 tới. Cả hai chuyên cơ sở dùng khai thác tuyến Singapore – Incheon (Hàn Quốc) – Los Angeles – Honolulu (Mỹ) – Singapore với tần suất 6 chuyến mỗi tuần. Ba chuyên cơ còn lại được lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa trong suốt năm 2023. Sau đó, cả 5 tàu bay sẽ được dùng cho các tuyến vận tải giữa Mỹ và Singapore qua các điểm ở Bắc Á và Australia.
Hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài hỗ trợ tốc độ vận chuyển cho màng thương mại điện tử đang phát triển, hoạt động vận tải hàng hóa mới này còn cung cấp nền tảng để mở rộng quan hệ đối tác giữa SIA và DHL trong tương lai.
THỊ TRƯỜNG LOGISTICS 4PL DỰ KIẾN ĐẠT 111,7 TỶ USD NĂM 2031
Báo cáo nghiên cứu thị trường Allied Market cho thấy logistics bên thứ tư (4PL) trên toàn cầu năm 2031 sẽ đạt 111,7 tỷ USD với tốc độ CAGR 6,7%.
Allied Market công bố báo cáo “Thị trường logistics bên thứ tư (4PL)” bao gồm các số liệu về loại hình hậu cần và người dùng cuối. Kèm theo đó là các phân tích về cơ hội toàn cầu của ngành và dự báo và logistics nói chung giai đoạn 2021-2031. Theo báo cáo, logistics APL toàn cầu đã tạo ra 57,9 tỷ USD trong năm 2021. Dự kiến đến năm 2031, chỉ số này sẽ chạm ngưỡng 111,7 tỷ USD với tốc độ CAGR là 6,7%, kéo dài từ 2022-2031.
Nhu cầu mua sắm trên thương mại điện tử gia făng và sự bùng nổ của lĩnh vự này được kỳ vọng sẽ mang đến những những cơ hội mới trong tương lai. Dựa trên các loại hình kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực logistics này, phân khúc mô hình tích hợp giải pháp chiếm thị phần cao nhất trong năm 2021 với khoảng 3/4 thị trường logistics 4PL toàn cầu. Phân khúc này ước tính sẽ duy trì vị thế dẫn đầu trong suốt thời gian 5-10 năm tới.
Dựa trên số liệu về người dùng cuối, phân khúc bản là chiếm thị phần lớn nhất năm 2021, đóng góp gần 1/5 thị trường logistics 4PL toàn cầu. Ngành hàng điện tử tiêu dùng được dự báo sẽ duy trì vị trí dẫn đầu trong gần 10 năm tới, dự kiến đạt tốc độ CAGR lớn nhất 10% từ 2022-2031.
Ban truyền Thông VALOMA
Xem đầy đủ bản tin Vanloma tháng 9 tại đây.