1. SỰ KIỆN NỔI BẬT
Việt Nam giành quyền đăng cai Đại hội FIATA năm 2025 năm 2025
Từ ngày 15 – 16/9/2022 Đại hội Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) họp tại Busan (Hàn Quốc) đã nhất trí chọn Việt Nam là nơi đăng cai Đại hội FIATA năm 2025. Đây là dịp để Việt Nam thể hiện vị trí logistics trên bản đồ thế giới. Đại hội FIATA bao gồm các chương trình nghị sự phong phú cùng triển lãm. Sự kiện này đã thu hút khoảng 3.000 đại biểu hàng năm bao gồm đại diện Hiệp hội thành viên FIATA, doanh nghiệp trong ngành giao nhận, vận tải, dịch vụ logistics toàn cầu.
Diễn đàn Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics Diễn đàn Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics nông sản Đồng bằng sông Cửu Long nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất cả nước, chiếm 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu. Để kết nối vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh nhất với chi phí thấp, cần xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
Chính thức giao Bộ Công Thương thực hiện Chính thức giao Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ logistics chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ logistics
Tại nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Chính phủ đã chính thức giao cho Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ logistics. Việc quy định rõ ràng, thống nhất về cơ quan đầu mối chung về dịch vụ logistics khẳng định vị trí của logistics như một ngành dịch vụ có vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước.
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022
Ngày 25 – 26/11/2022 tại Hải Phòng đã diễn ra diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 với chủ đề “Logistics xanh”, do đồng chí Trần Tuấn Anh – Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đồng chí Nguyễn Hồng Diên – Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì. Đây là diễn đàn lần thứ 10 được tổ chức với sự tham gia của đông đảo các đại biểu đến từ các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp. Diễn đàn ngoài phiên toàn thể còn bao gồm các hoạt động khảo sát thực tế tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, các hội thảo chuyên đề. Các hoạt động giao lưu, kết nối bên lề Diễn đàn giúp các doanh nghiệp mở rộng quan hệ và cơ hội kinh doanh.
Ban hành Nghị quyết về phát triển Ban hành Nghị quyết về phát triển đồng bộ dịch vụ logistics
Chính phủ ban hành nghị quyết số 163/NQ – CP ngày 16/12/2022 về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Tại nghị quyết đã khẳng định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Dịch vụ logistics cũng sẽ được phát triển thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.
Miễn, giảm phí hạ tầng cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng
Từ ngày 1/8/2022,theo Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia về vận tải đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cắt giảm 50% mức phí với hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuấttái nhập, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu được vận chuyển vào cảng và rời cảng bằng đường thủy nội địa đồng thời miễn thu phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuấttái nhập, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu được vận chuyển ra vào cảng bằng đường thủy nội địa. Ngoàira, mức thu phí hàng xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP. HCM hay ngoài thành phố được điều chỉnh cùng một mức thu. Tiếp đó, Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng cũng đã quyết định giảm 50% mức thu phí đối với hàng hóa của đối tượng nộp phí khi vào cảng và rời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy tại khu vực Hải Phòng.
Khởi động dự án xây dựng Chỉ số Cạnh tranh Khởi động dự án xây dựng Chỉ số Cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI)
Ngày 11/8/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ Khởi động Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (Logistics Competitiveness Index – LCI) Việt Nam 2022 do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Đây là chỉ số đo lường và đánh giá tốc độ phát triển, chất lượng, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam về ngành kinh doanh dịch vụ logistics từ đó cho thấy bức tranh toàn cảnh về ngành tại các địa phương Việt Nam.
Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt mức kỷ lục
Tổng lượng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 đạt mức kỷ lục trên 733 triệu tấn, tăng trưởng 4%, góp phần đảm bảo hàng hóa lưu thông trên thị trường trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu.
Đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải trong giao thông vận tải
Theo Quyết định số 876/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/7/2022 ban hành Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải các – bon, mêtan trong giao thông vận tải đến năm 2050. Cụ thể ngành giao thông vận tải sẽ tập trung vào việc chuyển đổi sang năng lượng xanh để không phát thải vào năm 2050, theo đó các phương tiện chạy bằng nhiên liệu diesel sẽ dần thay thế bằng điện hoặc năng lượng xanh vào năm 2050.
Thành lập Hiệp hội Logistics Hà Nội
Ngày 12/11/2022, Hiệp hội Logistics Hà Nội đã tổ chức Đại hội thành lập. Đây là địa phương thứ tư có Hiệp hội Logistics sau Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Các Hiệp hội địa phương có sự phối hợp, hợp tác, hỗ trợ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam trong liên kết doanh nghiệp, tư vấn và phản biện chính sách, sáng tạo sức mạnh chung của cộng đồng doanh nghiệp logistics.
2. TIN TỨC TRONG NƯỚC
Thách thức cạnh tranh chuỗi cung ứng Việt Nam khi Trung Quốc mở cửa
Việc Trung Quốc mở cửa giúp các doanh nghiệp mua hàng dễ hơn, nhưng ngược lại cũng đặt các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của Việt Nam vào thách thức cạnh tranh hơn trong thời gian tới. Trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam được nhận định là hưởng lợi khi chuỗi cung ứng toàn cầu có xu hướng dịch chuyển, nhưng làm sao để giá thành sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn để tham gia vào các doanh nghiệp đầu cuối là không đơn giản. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn duy trì lợi thế về giá thành bởi quy mô sản xuất số lượng lớn.
Chia sẻ về những thay đổi cũng như thách thức trong chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid 19, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí Điện TP Hồ Chí Minh, nhận định: “Trong khi mọi thứ đều tăng giá, người mua hàng không tăng và thậm chí sau thời gian dài ổn định sản xuất, mình tính toán lại để giảm giá để họ tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đầu cuối của họ. Đó là một bài toán liên đới, đòi hỏi doanh nghiệp phải mạnh mẽ trong đầu tư cải tiến hệ thống và công nghệ. Tính liên kết của các doanh nghiệp Việt cần mạnh mẽ hơn”. Năm 2022, Việt Nam nhập từ Trung Quốc nhiều nhất là các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và máy móc với giá trị hơn 20 tỷ USD, dự báo con số này sẽ còn tăng lên khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sau dịch. Vì vậy, thách thức cũng sẽ là không nhỏ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của Việt Nam để hiện thực mục tiêu nội địa hóa 65 – 70% trong các năm tới. Đây cũng là một bài toán nan giải đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp để nâng cao chất lượng hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Hải Phòng giảm 50% phí hạ tầng cảng biển với hàng thủy nội địa kể từ1/1/2023 hàng thủy nội địa kể từ 1/1/2023
Từ năm 2017, Hải Phòng là địa phương đầu tiên thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảng qua cảng biển. TP. Hồ Chí Minh cũng là địa phương tiếp theo áp dụng chính sách này kể từ 1/4/2022. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội liên quan đã liên tục kiến nghị, cho rằng việc thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa đang làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp, nảy sinh tình trạng “phí chồng phí”, giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải đường thủy. Sau nhiều lần xem xét, HĐND TP Hải Phòng đã đưa ra nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND. Trong đó, nghị quyết đã quy định miễn thu phí đối với hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu là hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng, hàng hóa viện trợ và cứu trợ nhân đạo. Đồng thời, nghị quyết cũng quy định giảm 50% mức thu phí đối với hàng hóa của đối tượng nộp phí khi vào cảng và rời cảng bằng phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy. Nghị quyết này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Bên cạnh Hải Phòng, nhiều thành phố khác như TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh cũng có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm khuyến khích phát triển vận chuyển bằng đường thủy. Những chính sách này đang được đánh giá là phù hợp và nhận được sự đón nhận tích cực từ phía các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa.
3. TIN TỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
Thượng Hải là cảng container bận rộn nhất Thượng Hải là cảng container bận rộn nhất thế giới năm 2022
Theo đơn vị điều hành Shanghai International Port, sản lượng container tại cảng vượt mức 47,3 triệu TEU (đơn vị tương đương 20 foot) vào năm 2022, nhiều hơn tất cả các cảng khác trên thế giới, bất chấp tác động của đại dịch. Với khối lượng vận chuyển container đó, cảng Thượng Hải tiếp tục giữ vị trí đứng đầu về sản lượng container 13 năm liên tiếp.
Điều này được Shanghai International Port lý giải do những đổi mới về công nghệ liên tục được áp dụng và sự hội nhập với các cảng ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử cũng như sự gia nhập của các doanh nghiệp, hãng tàu mới. Bất chấp dịch bệnh và diễn biến thời tiết phức tạp vào năm ngoái, sự phát triển của cảng Thượng Hải giúp đảm bảo hoạt động của Trung tâm Vận chuyển Quốc tế Thượng Hải và góp phần vào ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu.
Được mở cửa từ 1842, cảng Thượng Hải đã tồn tại được 180 năm và trở thành cảng nhộn nhịp nhất thế giới sau khi vượt qua cảng Singapore vào 2010. Với vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các con sông chính và có đường bờ biển Hoàng Hà và Hoa Đông, cảng nước sâu này chiếm khoảng 26% vận chuyển thương mại nước ngoài của Trung Quốc. Toàn bộ diện tích của cảng Thượng Hải lên tới 3.619 km2, chiều dài cảng khoảng hơn 20 km. Với 125 cầu cảng trải dài trên 19 bến, lưu lượng hàng hóa xử lý hàng năm luôn ở mức cao. Tại cảng Thượng Hải, hàng hóa chủ yếu được vận chuyển là than, quặng kim loại, dầu mỏ và các chất dẫn xuất, thép, máy móc và thiết bị xây dựng.
Cảng Houston (Hoa Kỳ) thu phí lưu trú để thúc đẩy giải phóng container tồn ứ
Cảng Houston (Hoa Kỳ) đã quyết định thu Phí lưu trú tại cảng đối với các container hàng nhập khẩu từ ngày 01 tháng 02 năm 2023. Mức phí 45 USD sẽ được tính cho mỗi đơn vị container/ ngày bắt đầu từ ngày thứ tám sau khi hết thời gian được lưu lại miễn phí, như được định nghĩa trong Biểu phí số 15 Quy tắc phụ 095 và Biểu phí số 14 Quy tắc phụ 093. Cảng lưu ý rằng khoản phí này không được bao gồm trong phí lưu chuyển đối với các container nhập khẩu đã chất hàng được quy định trong các quy tắc phụ trên và không thay thế các khoản phí đó. Hơn nữa, các container sẽ không được giao cho chủ hàng cho đến khi tất cả các khoản phí được đối chiếu thống nhất và chi trả như quy định. Cũng cần lưu ý rằng việc thanh toán các khoản phí phát sinh đó sẽ do chủ hàng chịu trách nhiệm (không do hãng tàu, hãng vận tải trừ khi có các ủy nhiệm chi).
Theo Roger Guenther, giám đốc điều hành tại Port Houston, phí lưu trú đối với container hàng nhập khẩu nhằm mục đích giảm thiểu việc tồn ứ lâu dài các container trên các bến cảng vốn gây ra tình trạng tắc nghẽn trong thời gian gần đây. Giải phóng các container khỏi cảng càng nhanh thì hiệu quả logistics cho hàng hóa càng được cải thiện. Mức phí sẽ tạo động lực để các chủ hàng và các bên cung cấp dịch vụ cho họ phải di chuyển container tại cảng sớm hơn. Cơ cấu phí mới được Cảng vụ phê duyệt nhằm đảm bảo tính công bằng và sự thông thoáng trên các bến cảng. Cảng vụ đang triển khai các công cụ bổ sung để giúp tối ưu hóa không gian tại các bến cảng, giảm ô nhiễm môi trường và giúp hàng hóa được vận chuyển đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.
4. HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI
Hội viên VALOMA thăm T&Y Super Port Vĩnh Phúc trước giờ đi vào hoạt động Vĩnh Phúc trước giờ đi vào hoạt động
Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc được xây dựng tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án có quy mô 83 ha với tổng số vốn đầu tư trên 200 triệu USD, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm do liên danh T&T Group và YCH (Singapore) làm chủ đầu tư. Hiện hoạt động tại khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm quản lý các dự án trung tâm logistics tại Việt Nam, trong đó bao gồm dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc. Siêu cảng ICD Vĩnh Phúc có 4 trụ cột chính là kết nối, bền vững, tốc độ và khả năng mở rộng, hướng tới 5 mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, logistics thông suốt với trung tâm ngang tầm quốc tế, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng và đào tạo nguồn nhân lực. Đây là dự án đầu tiên của Mạng lưới logistics thông minh ASEAN.
Những ngày này đang là những công đoạn nước rút của dự án để sớm đi vào vận hành. Hiện tòan nhà đầu tiên của siêu cảng đã được hoàn thành. Mục tiêu chiến lược của T&Y là đón đầu xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng mạng lưới logistics thông minh là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho Việt Nam cũng như góp phần giúp tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực hỗ trợ cho nỗ lực hội nhập kinh tế cũng như các sáng kiến trong kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN.
VALOMA hỗ trợ Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đào tạo ngành Logistics
Vào ngày 7/1/2023, đoàn công tác của Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) đã có buổi làm việc với trường cao đẳng Cơ điện Phú Thọ về việc hỗ trợ công tác mở ngành đào tạo tại Trường. Tham gia buổi làm việc có sự tham dự của ông Trần Thanh Hải, phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, chủ tịch danh dự Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam, ông Đặng Việt Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ, đại diện các cơ sở đào tạo chuyên ngành logistics và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Trong đó, bà Trần Thị Thúy Lan đại diện của trường cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đã khẳng định trường luôn hướng tới trở thành một trong những ngôi trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ngành logistics tại Việt Nam. Cũng tại buổi họp, ông Đặng Việt Phương Trao – Phó Giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ cho rằng Phú Thọ trong năm 2022 cũng đã trở thành 1 trong 10 địa phương có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước, dư địa phát triển logistics là rất lớn. PGS. TS. Nguyễn Vân Hà, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Ngân hàng, Trưởng Ban Đối ngoại Hiệp hội VALOMA cũng khẳng định VALOMA luôn hướng tới việc tạo ra mái nhà chung cho các cơ sở đào tạo (và doanh nghiệp) nhân lực để nâng cao chất lượng ngành logistics tại Việt Nam. Bà Lê Thị Mỹ Ngọc, Trưởng khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Trường Đại học Đại Nam đã chỉ ra Trường cao đẳng Phú Thọ cần cần bám sát quy hoạch của tỉnh, ngành, đặc thù của vùng để đưa ra mô hình đào tạo thích hợp. Ông Nguyễn Thế Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Glosmate và ông Trần Thanh Hải – Chủ tịch danh dự Hiệp hội VALOMA cũng nhấn mạnh doanh nghiệp và Hiệp hội sẽ giúp nhà Trường bắt tay vào công việc đào tạo nhanh hơn, góp phần thúc đẩy ngành logistics của tỉnh và khu vực phát triển hơn nữa.
5. VĂN BẢN QUẢN LÝ
Thông Báo cử Ban Nghiên cứu hỗ trợ phát triển Mạng lưới Câu lạc bộ Logistics Sinh viên Việt Nam (LCN)
Sau khi đạt được sự thống nhất giữa Ban truyền thông và Ban nghiên cứu của Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam VALOMA, Ban Nghiên cứu Hiệp hội sẽ tiếp nhận hỗ trợ các hoạt động của Ban chủ nhiệm và các thành viên LCN. Ban nghiên cứu sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ LCN trở thành đơn vị đầu mối trong việc kết nối VALOMA với các câu lạc bộ thành viên, hỗ trợ LCN nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của mạng lưới. Ngược lại, LCN sẽ là đơn vị hỗ trợ Hiệp hội trong các chương trình, sự kiện trong nước và quốc tế. Để triển khai các hoạt động của LCN một cách hiệu quả và đồng bộ, Ban nghiên cứu sẽ phối hợp với các trường thành viên kiện toàn và sắp xếp lại nhân sự trong ban chủ nhiệm và trưởng ban của mạng lưới. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị thành viên để chỉ đạo các CLB tham gia tích cực vào các hoạt động của LCN. Ban nghiên cứu sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ sinh viên tổ chức các hoạt động thiết thực để xây dựng hình ảnh, uy tín cho LCN và tạo điều kiện để LCN tham gia hỗ trợ các hoạt động của đơn vị.
6. HỘI VIÊN MỚI
Đại học Duy Tân trở thành thành viên của Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam
Sáng 7-1, tại Đà Nẵng, Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) trao quyết định chứng nhận Đại học Duy Tân trở thành thành viên của hiệp hội. Điều này đã thúc đẩy, hỗ trợ Đại học Duy Tân trong công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn, mở rộng cơ hội trao đổi, liên kết, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng; tăng năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Cụ thể, kết nối giữa Đại học Duy Tân với các trường đại học, cơ sở đào tạo trên toàn quốc thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các chương trình đào tạo, tài liệu, phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, cũng là cơ hội tạo cơ hội kết nối giữa trường học với các doanh nghiệp logistics, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực ngay tại trường học; giúp sinh viên được trải nghiệm thực tiễn và tiếp cận nhiều cơ hội việc làm…
Ban truyền Thông VALOMA
Xem đầy đủ bản tin Vanloma tháng 1/2023 tại đây.