BẢN TIN VALOMA THÁNG 2/2023

1. SỰ KIỆN NỔI BẬT

VALOMA thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu VALOMA thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Với sứ mệnh kết nối các cơ sở giáo dục, đào tạo với các doanh nghiệp logistics nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo nhân lực với thực tiễn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, vào ngày 14/02/2023, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) đã tổ chức chuyến làm việc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong chuyến đi, đoàn đã đến thăm Cảng Quốc tế Mỹ Xuân trong Khu Công nghiệp Mỹ Xuân A, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đại diện phía doanh nghiệp tiếp đoàn, ông Đặng Tuấn Nam – Phó Giám đốc Công ty MIP và ông Cao Đức Dinh – Giám đốc vận hành Cảng đã có những thông tin giới thiệu về dự án Cảng quốc tế Mỹ Xuân, trao đổi với Đoàn về tầm nhìn, sứ mệnh và năng lực khai thác của Cảng, cũng như những khó khăn, thách thức mà đơn vị đã trải qua trong quá trình xây dựng, khai thác và vận hành dự án Cảng tại đây.

Tiếp sau đó, Đoàn cũng vào thăm dự án Cảng tổng hợp và Trung tâm Logistics CAMIL, đang được xây dựng tại tại Lô 30CN, Khu công nghiệp Cái Mép, phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ. Dự án này có quy mô 38,6217 ha và tổng mức đầu tư hơn 2.602 tỷ đồng. Tại đây, Đoàn đã có những trao đổi cùng với các chuyên gia đang thực hiện dự án này. Tiếp tục hành trình, đoàn công tác VALOMA đã đến thăm và làm việc tại Cảng Quốc tế Gemalink – niềm tự hào của Việt Nam khi nằm trong số 19 cảng hàng đầu thế giới đủ khả năng tiếp nhận cỡ tàu container lớn nhất hiện nay với sức chở lên tới 24.000 TEU. Theo định hướng phát triển và mở rộng của doanh nghiệp, Cảng Quốc tế Gemalink sẽ trở thành cảng nước sâu lớn của cả nước với diện tích 72 ha, công suất hoạt động 2,4 triệu TEU/năm và được kỳ vọng trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa quan trọng bậc nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. BẢN TIN VALOMA SỰ KIỆN NỔI BẬT SỰ KIỆN NỔI BẬT 02 VALOMA thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu VALOMA thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vào buổi chiều cùng ngày, Đoàn cũng đã đến thăm và làm việc tại Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU). Đại diện về phía nhà trường có TS. Mai Xuân Thiệu – Trưởng Khoa Kinh tế biển – Logistics, Chủ tịch VALOMA cùng cán bộ giảng viên của khoa. Đại diện các đơn vị đã chia sẻ thông tin về đào tạo trong lĩnh vực logistics, mở ra những cơ hội mới trong việc kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp và nhà trường thuộc Hiệp hội với BVU.

2. TIN TỨC TRONG NƯỚC

Xây dựng tập đoàn kinh tế-quốc phòng Xây dựng tập đoàn kinh tế-quốc phòng hàng đầu Việt Nam về kinh tế biển và logistics, tự tin vươn tầm khu vực và thế giới

Tối ngày 29/01/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát lệnh xuất khẩu những container đầu Xuân Quý Mão 2023 tại cảng Tân Cảng Cát Lái. Đây là một trong những cửa ngõ thông thương hàng hoá xuất nhập khẩu lớn nhất Việt Nam, thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Tân cảng Sài Gòn là doanh nghiệp quốc phòng an ninh, trực thuộc Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 trụ cột chính: Khai thác cảng biển, dịch vụ logistics, vận tải và các ngành kinh tế biển, trong đó khai thác cảng là ngành chủ đạo. Sau 34 năm, từ một cảng quân sự cũ được Tân Cảng Sài Gòn tiếp quản (năm 1989), xây dựng và phát triển thành một thương hiệu thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế biển trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Tại buổi lễ, Thủ tướng tin tưởng Tân Cảng Sài Gòn năm 2023 tiếp tục phát triển, vượt qua khó khăn hướng tới mục tiêu trở thành “Tập đoàn kinh tế – quốc phòng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế biển và dịch vụ logistics; thương hiệu uy tín, chất lượng toàn cầu”; tự tin vươn lên, cạnh tranh ngang tầm các cảng biển lớn trong khu vực và trên thế giới.

Tác động của ChatGPT đối với xuất nhập Tác động của ChatGPT đối với xuất nhập khẩu và logistics

ChatGPT sẽ có tác động mạnh mẽ vào ngành xuất nhập khẩu và logistics, đặc biệt là trong các khâu marketing, chăm sóc khách hàng, thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh, giám sát, quản lý và tự động hóa hoạt động của cảng, kho bãi, trung tâm logistics, hỗ trợ hoạt động giao nhận, vận tải… Với quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng, việc ứng dụng công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo (Al) vào quá trình sản xuất – kinh doanh đã giúp doanh nghiệp tiết giảm nhiều chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, tạo thêm nhiều đột phá trong tiến trình hội nhập. Theo đáng giá của chuyên gia, ChatGPT là một thành tựu vượt bậc của trí tuệ nhân tạo trong thời gian gần đây, phần mềm nói chuyện cực kỳ tự nhiên như một con người thật sự. Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics, theo ông Trần Thanh Hải đánh giá, tác động của ChatGPT hiện nay chưa thấy rõ. Tuy nhiên, thành công ban đầu của chat bot này sẽ kích thích sự phát triển nhanh hơn nữa của trí tuệ nhân tạo.

3. TIN TỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Dịch vụ giao hàng nhanh tốc độ cao 240 km/h

Hãng UPS và Wingcopter đang hợp tác để phát triển dịch vụ giao hàng nhanh dựa trên mô hình thiết bị bay không người lái tốc độ cao. Theo đó mẫu giao hàng mới này được gọi là Drone. Drone giống như con chim én, được thiết kế có thể di chuyển với tốc độ lên tới 240km/h và đạt tầm bay tối đa 120km trong 1 lần sạc. Nó có thể hoạt động trong nhiều điều kiện địa hình và thời tiết khó khăn, bao gồm gió thổi mạnh trên 72km/h. Mục tiêu của UPS là tạo ra một đội quân Drone với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể đáp ứng nhiều loại tùy chọn giao hàng.

Bên cạnh tốc độ, tính cơ động cũng là tiêu chí quan trọng mà UPS chú trọng phát triển. Đặc biệt Drone có khả năng cất cánh, hạ cánh thẳng đứng trong không gian chật hẹp và tăng tốc nhanh chóng. Điều đáng nói là UPS đã bắt đầu triển khai dịch vụ giao hàng thương mại bằng máy bay không người lái từ năm 2019 với khách hàng đầu tiên là hệ thống bệnh viện WakeMed ở Raleigh, Bắc Carolina. Kể từ khi đó, công ty đã vận chuyển thành công hàng nghìn mẫu y tế. Về phía đối tác Wingcopter cũng đã tham gia nhiều dự án lớn trên khắp thế giới như giao hàng cho các nhà máy, vận chuyển vaccine, insulin…

Thị trường Logistics vận tải sẽ tăng hơn 5.7% 

Giai đoạn 2022 – 2027, thị trường logistics vận chuyển hàng hóa toàn cầu được dự đoán tăng trưởng 319 triệu USD với tốc độ CAGR là 5.7%. Báo cáo “Thị trường logistics vận tải toàn cầu 2023 – 2027” của Global Newswire đã đưa ra những dự báo tổng thể về thị trường logistics vận chuyển hàng hóa, quy mô, xu hướng, động lực tăng trưởng và thách thức dựa trên phân tích 25 nhà cung cấp dịch vụ này. Theo đó thị trường được thúc đẩy bằng việc gia tăng gia công phần mềm logistics, tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và nhu cầu giao hàng thực phẩm, đồ dễ hỏng, vật tư y tế. Ngoài ra, vận tải đa phương thức tăng trưởng cũng là lý do thúc đẩy thị trường logistics vận vận chuyển hàng hóa tăng trong vài năm tới. Trước đó, Research and Markets cũng đưa ra dự báo thị trường logistics thương mại điện tử sẽ đạt 586.85% tỷ USD vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 19.4%. Điều này được lý giải do là sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng, tăng lượng lớn hàng hóa thương mại điện tử. Từ đó làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics thương mại điện tử để vận chuyển các sản phẩm liên quan.

4. HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI

VALOMA cùng Trường Đại học Sao Đỏ VALOMA cùng Trường Đại học Sao Đỏ hướng tới mục tiêu phát triển đào tạo hướng tới mục tiêu phát triển đào tạo ngành Logistics

Vào ngày 11/02/2023, đại diện phía Bộ Công Thương phối hợp Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) và Ban Giám hiệu Trường Đại học Sao Đỏ đã tiến hành một cuộc thảo luận về tiềm năng phát triển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng cùng định hướng tương lai của trường. Tham gia buổi làm việc có ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, PGS, TS. Trịnh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam, đại diện Sở Công Thương Hà Nội, Sở Công Thương Hải Dương, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics cùng các cơ sở đào tạo chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Thông qua cuộc thảo luận, bà Nguyễn Kim Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ chia sẻ mong muốn tiếp nhận những gợi ý từ phía VALOMA cùng chuyên gia, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời Trường Đại học Sao đỏ sẽ đi theo hướng đào tạo nghề ngắn hạn, cấp chứng chỉ, nỗ lực đáp ứng yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Ngoài ra, phía trường cũng mong muốn hợp tác, hỗ trợ nhiều hơn từ phía VALOMA cùng Bộ Công Thương cùng Trường từng bước phát triển đào tạo nghề logistics trong tương lai.

Hiệp hội VALOMA tham quan thực tế tại kho lạnh của công ty AJ TOTAL

Chiều ngày 11/02/2023, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) đã tổ chức một chuyến tham quan thực tế tại kho lạnh của Công ty TNHH MTV AJ Total Việt Nam tại Khu Công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đoàn tham quan thực tế do PGS, TS. Trịnh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội VALOMA dẫn đầu cùng các chuyên gia, giảng viên từ các cơ sở đào tạo, đại diện doanh nghiệp là hội viên của Hiệp hội VALOMA, đại diện Mạng lưới Câu lạc bộ Logistics Việt Nam và đại diện một số cơ quan truyền thông. Về phía Công ty TNHH MTV AJ Total Việt Nam – Chi nhánh Phố Nối có bà Nguyễn Hồng Linh Chi, đại diện Phòng Kinh doanh phụ trách trao đổi và dẫn đoàn trong chuyến tham quan thực tế này. Trong suốt chuyến tham quan thực tế, đoàn đã được quan sát và nghe giới thiệu về công nghệ, quy trình quản lý kho và định hướng của công ty AJ Total. Chuyến đi khép lại với nhiều cảm nhận thú vị từ các thành viên trong đoàn. Nhiều câu chuyện và tình huống thực tế được chia sẻ từ phía đại diện của Công ty là những vốn kiến thức thực tiễn quý báu tạo kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong ngành Logistics học tập đồng thời trang bị cho các giảng viên có thể vận dụng đưa vào bài giảng thêm trực quan, sinh động và tăng tính thực tiễn.

VALOMA thăm và làm việc tại Trường Đại học Mở TP. HCM

Ngày 13 tháng 2 năm 2023 vừa qua, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Mở TP.HCM. Trong chuyến tham quan này, đoàn đã được nghe lãnh đạo Nhà trường chia sẻ về những thành tựu và khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển. Nhà trường bày tỏ mong muốn hợp tác, phối hợp với các Hội viên VALOMA để thúc đẩy quá trình mở ngành đào tạo trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đại diện VALOMA, ông Trần Thanh Hải – Chủ tịch danh dự cũng bày tỏ sự vui mừng khi được biết định hướng của Trường Đại học Mở TP.HCM trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, theo TS. Hà Minh Hiếu – Phó trưởng Ban Truyền thông nhận định, việc hợp tác sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho Trường Đại học Mở TP.HCM nhất là trong quá trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, chấp nhận tín chỉ cũng như hướng đến bộ giáo trình thống nhất giữa các trường trong hệ thống VALOMA. Ông Nguyễn Tuấn Nam – Giám đốc Kinh doanh của Công ty FM logistics cho rằng việc hợp tác với VALOMA sẽ mở cho trường nhiều cơ hội để sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics. Đồng quan điểm đó, ông Lê Minh Phụng – Giám đốc Kinh doanh Kho AJ Total cam kết sẽ hỗ trợ trường trong việc đưa sinh viên đi tham quan học tập tại hệ thống kho AJ Total. Tiếp thu những định hướng của VALOMA, TS.Lê Nguyễn Quốc Khang – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cảm ơn VALOMA đã tạo điều kiện cho trường tham gia hệ sinh thái logistics và chuỗi cung ứng của VALOMA và sẽ cam kết phối hợp với các Ban chuyên môn của VALOMA để xúc tiến xây dựng chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cũng như cung cấp các chương trình thực hành, thực tập hỗ trợ sinh viên của Trường Đại học Mở TP.HCM trong thời gian tới.

5. VĂN BẢN QUẢN LÝ

Định hướng kế hoạch công tác VALOMA

Ngày 01/02/ 2023, Ban Thường vụ Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam quyết nghị thống nhất ra Thông báo về Định hướng kế hoạch công tác của Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam. Các mục tiêu chung cụ thể như sau:

  1. Định hướng chung
  2. Tăng cường số lượng và năng lực các đơn vị có chức năng tạo giá trị trực tiếp cho từng nhóm hội viên đặc điểm;
  3. Nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các Uỷ viên Ban thường vụ HH;
  4. Tiếp tục sắp xếp lại cán bộ chủ chốt từ cấp Trưởng/Phó Ban chuyên môn trở lên;
  5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy;
  6. Tiếp tục phát triển mạng lưới chi hội;
  7. Tập trung khai thác các Thỏa thuận hợp tác (MOU) đã ký kết;
  8. Các ban HH cần sáng tạo và hình thành các chương trình/dự án/ phong trào có tính hệ thống và lan tỏa giúp kết nối hội viên;
  9. Các ban chuyên môn có thể đề xuất các sáng kiến/ chương trình/ dự án phối kết hợp với đơn vị trực thuộc của Hiệp hội triển khai để tạo kinh phí;
  10. Cần tập trung triển khai thành công một vài dự án mang tính biểu tượng và thương hiệu VALOMA;
  11. Xem xét triển khai từng bước cơ chế động lực áp dụng cho các thành viên tham gia trực tiếp vào công tác chỉ đạo và điều hành từ cấp Ban trở lên;
  12. Sớm hoàn thành địa điểm đặt văn phòng trụ sở Hiệp hội;
  13. Tiếp tục đa dạng hóa hình thức tổ chức các chương trình;
  14. Đảm bảo tính khả thi của các kế hoạch công tác. 

Các ban chuyên môn nghiên cứu các định hướng chung nêu trên để áp dụng trong quá trình lập kế hoạch công tác năm 2023. Bên cạnh đó, các ban sẽ triển khai công việc theo những định hướng chuyên môn được nêu cụ thể trong Nghị quyết Định hướng kế hoạch công tác Valoma năm 2023.

Ban truyền Thông VALOMA

Xem đầy đủ bản tin Vanloma tháng 2/2023 tại đây.