Thương mại điện tử bùng nổ tại Châu Á
Nhờ vào cơ cấu dân số trẻ và tinh thần sẵn sàng áp dụng công nghệ mới, nền kinh tế số Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng 16% từ năm 2019 đến năm 2020. Xu hướng phát triển này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng với dự án “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia” mà Chính phủ đang triển khai.
Những lợi thế trên song song với xu hướng tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử không chỉ tại Việt Nam mà lan ra khắp khu vực. Theo Công ty Bain & Company, Châu Á – Thái Bình Dương chiếm hơn 2/3 mức độ tăng trưởng bán lẻ trực tuyến toàn cầu. Trong đó, thương mại điện tử Việt Nam dự báo đạt mốc 29 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 34% vào năm 2025.
Việc bùng nổ hoạt động mua sắm trực tuyến đã khiến các thương hiệu phải triển khai các chiến lược thương mại điện tử để bổ sung cho mô hình bán lẻ truyền thống, từ đó cải thiện thị phần kinh doanh và hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng trực tuyến. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tỷ trọng doanh số bán hàng trực tuyến trên tổng doanh số bán hàng không ngừng gia tăng.
Tuy nhiên, sự gia tăng liên tục về mặt số lượng và chất lượng của các kênh trực tuyến và sàn thương mại điện tử khiến việc giành được thị phần trong kinh doanh online ngày càng khốc liệt hơn. Trong khi đó, các mô hình thương mại điện tử dần trở nên phức tạp. Các thương hiệu hiện đang bước vào giai đoạn tái khởi động và đánh giá các chiến lược thương mại điện tử để phù hợp với những mục tiêu dài hạn.
Xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu trên các kênh bán hàng
Mặc dù các thương hiệu không còn xa lạ với việc nhanh chóng thích ứng để nắm bắt các xu hướng mua hàng online và sự thay đổi hành vi cũng như thói quen chi tiêu của người tiêu dùng trực tuyến, nhưng trên thực tế để xây dựng một chiến lược thương mại điện tử hiệu quả thì phải xem xét trên nhiều phương diện hơn là chúng ta vẫn nghĩ.
Trong thời kỳ phát triển ban đầu của mua sắm trực tuyến, các thương hiệu chỉ có một vài kênh chính để xây dựng hình ảnh thương hiệu kỹ thuật số, là trang web chính thức của thương hiệu hay các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki và Sendo. Ngày nay, các thương hiệu có hàng loạt các kênh để lựa chọn với khả năng thương mại, marketing và phân phối mạnh mẽ. Không những thế, quan trọng hơn là khả năng tiếp cận người tiêu dùng. Điều này gây khó khăn cho thương hiệu trong việc đánh giá mức độ phù hợp của các kênh.
Dưới áp lực của sự bùng nổ các kênh thương mại số, các doanh nghiệp thường chọn cách xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu thông qua việc bán hàng trên tất cả các kênh, đồng thời vẫn duy trì trang web chính thức của thương hiệu. Sự bền vững trong thương mại điện tử đòi hỏi thời gian và công sức để đánh giá và nhìn nhận mức độ phù hợp của các kênh bán hàng với mục tiêu kinh doanh.
Trước một thị trường đông đúc đầy tiềm năng, các doanh nghiệp hướng tới phát triển thương hiệu bằng giải pháp “Súng ngắn” hay chính là chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng đa phương thức trong khi vẫn duy trì phương pháp quen thuộc là sử dụng website chính thức của thương hiệu. Nhằm xây dựng một mô hình thương mại điện tử bền vững, các doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc, đánh giá xem kênh nào phù hợp với mục tiêu kinh doanh cơ bản của mình.
Ngoài dữ liệu về lưu lượng truy cập của người tiêu dùng, thương hiệu cần nhiều thông tin quan trọng khác để quyết định kênh bán hàng chẳng hạn như các đặc điểm nhân khẩu của khách hàng bao gồm tuổi, giới tính. năng lực chi tiêu… Hơn thế nữa, chiến lược tiếp thị trên các sàn thương mại điện tử cần phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của thương hiệu. Một ví dụ điển hình là các sàn thương mại đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mãi sẽ giúp doanh nghiệp thu được doanh số bán hàng cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp do các thương hiệu đều cạnh tranh trong cuộc đua về giá.
Cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, các thương hiệu cần liên tục theo dõi và đánh giá các kênh mới nổi vì người tiêu dùng có xu hướng bị thu hút hơn bởi các trang web hoặc ứng dụng mới và có tính khác biệt. Đặc biệt, kênh thương mại trực tuyến trên mạng xã hội là một trong những đối tượng cần theo dõi. Theo iKala, trong nửa đầu năm 2020, các kênh thương mại trên mạng xã hội tại Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đã thu được số đơn đặt hàng tăng gấp đôi và tổng giá trị hàng hóa tăng gấp ba lần so với năm trước.
Mặc dù tổng giá trị hàng hóa hiện tại được tạo ra trên Instagram, Facebook, Line và Zalo hiện chưa lớn, nhưng các kênh này đã có lượng truy cập liên tục gia tăng khi họ cho ra mắt các tính năng thương mại điện tử mới. Xu hướng này buộc các thương hiệu phải đánh giá mức độ tương thích giữa hoạt động thương mại trên mạng xã hội đối với hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
Hoàn thiện đơn hàng và hệ thống logistics
Trải nghiệm mua sắm là chìa khóa quan trọng để khách hàng xây dựng niềm tin và lòng trung thành đối với thương hiệu. Ngoài trải nghiệm trực tuyến, các yếu tố về tốc độ giao hàng và sự thoải mái khi khách hàng tiến hành mua sắm đóng vai trò rất quan trọng.
Việc doanh nghiệp đánh giá các phương án hoàn thiện đơn hàng và logistics cùng lúc với quá trình đưa ra các quyết định về kênh bán hàng là yêu cầu bắt buộc để tạo nên một sự trải nghiệm hoàn thiện cho người tiêu dùng.
Việc lựa chọn mô hình ‘Thương mại điện tử trung gian’ hay thuê đơn vị thứ ba thực hiện hoàn thiện đơn hàng cũng là một quyết định quan trọng cho bài toán chiến lược thương mại điện tử. Tóm lại, nếu một thương hiệu có kế hoạch cung cấp sản phẩm trên nhiều sàn thương mại, các nhà cung cấp bên thứ ba như aCommerce, Urbanfox hay SP Ecommerce có thể hỗ trợ quy trình phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng hiệu quả và năng suất thông qua việc xử lí đơn hàng từ nhiều kênh khác nhau, ưu việt hơn nhiều so với phương pháp truyền thống thông qua một kho hàng.
Ngoài ra, các thương hiệu có thể bố trí các kho hàng riêng lẻ cho các sàn thương mại điện tử khác nhau hoặc chọn các sàn trung gian đa kênh và có quy trình giao nhận hoàn thiện. Tuy nhiên, phương thức này có thể gây bất tiện khi luân chuyển hàng hóa giữa các kênh trong trường hợp có một kênh không bán được hàng dẫn đến tồn kho. Sự tắc nghẽn trên khiến mô hình kênh trở nên cồng kềnh và trong hoàn cảnh đó, chúng ta hiểu rõ hơn sức ảnh hưởng của lợi ích doanh thu của các bên liên quan khác nhau đến việc đưa ra quyết định.
Tính linh hoạt, nhanh nhạy trong khâu lập kế hoạch và chiến lược dài hạn
Trước đây, các chiến lược thương mại điện tử được lên kế hoạch trong thời hạn từ hai đến ba năm. Cách tiếp cận này sẽ hợp lý trong giai đoạn mà mua sắm trực tuyến vẫn còn sơ khai và thị trường không thay đổi nhiều.
Tuy nhiên, khi các sàn thương mại điện tử ngày càng ổn định, sự trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu càng được củng cố, việc tiếp thị và phân phối trực tuyến được đưa vào mô hình kinh doanh bán lẻ, các doanh nghiệp lúc này cần phải đưa ra quyết định dài hạn hơn. Các chiến lược thương mại điện tử bền vững cần được xây dựng nhằm đưa ra các mục tiêu, mục đích rõ ràng dưới tầm nhìn dài hạn hơn từ 5 đến 10 năm.
Ngày nay, các chiến lược ngắn hạn đã không còn là phương án duy nhất tạo nên sự linh hoạt và mức độ đạt được hiệu quả nhanh chóng, mà các kế hoạch dài hạn hướng tới tương lai cũng có thể bắt kịp xu hướng tiêu dùng và tiến bộ công nghệ, đồng thời duy trì các kênh bán hàng cốt lõi.
Sự bùng nổ thương mại điện tử trong tương sẽ hứa hẹn tiếp tục gây ảnh hưởng thị trường. Người tiêu dùng dần nhận ra những thương hiệu có chiến lược hợp lý, dễ dàng chống chọi với những thay đổi lớn nhưng vẫn đủ linh hoạt để đáp ứng cung cầu.
Cuối cùng, khả năng trụ vững trước thử thách thời gian của một thương hiệu sẽ phụ thuộc vào các chiến lược thương mại điện tử bền vững, từ đó duy trì sự nhận diện của thương hiệu và luôn kết nối chặt chẽ, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Theo ông Mitch Bittermann, Phó chủ tịch điều hành
Phụ trách Thương mại điện tử khu vực Châu Á, TMX